Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
PHẬT GIÁO DƯỚI TRIỀU ĐẠI GUPTA VÀ HẬU GUPTA
Kanai-Lal-Hazra
 

Đầu thế kỷ thứ IV TL minh chứng sự khởi nguyên của triều đại Gupta đã đánh dấu một thời kỳ quan trọng về lịch sử chính trị cũng như tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. Theo các sử liệu khắc ghi trên đá, vua Gupta hay còn gọi ‘Srìgupta,  niên hiệu Mahaaraaja, đúng là người đã thành lập triều đại Gupta. Trong thời kỳ này, Phật giáo trở nên nổi bật trong số các tôn giáo. Trong việc  nghiên cứu lịch sử và sự phát triển của Phật giáo dưới triều đại Gupta, chúng ta đặc biệt mang ơn các nhà chiêm bái Trung Hoa. Điều chúng ta quan tâm lưu ý ở đây là ngài Pháp Hiển đã đến Ấn  Độ chiêm bái khi những vua của triều đại Gupta còn đang trị vì, nhưng Ngài lại không nói rõ tước hiệu của vua nào trong giai đoạn đó. Chính vì thế, sử liệu của Ngài không cung cấp cho chúng ta biết bất kỳ một sự kiện nào có liên quan đến nhữngï đóng góp của các vua Gupta cho công cuộc phát triển Phật giáo trong vương quốc của họ. Ngài Nghĩa Tịnh  đã mô tả rằng vua Mahaaraaja ‘Srìgupta cùng với sự ủng hộ tài vật của 24 ngôi làng đã xây dựng một ngôi Chùa Phật giáo, còn được biết là Chùa Trung Hoa nằm gần vùng M.rga’sikhaavana cách Nàlandà khoảng 40 do tuần về hướng Đông, dọc theo dòng sông Hằng, tạo điều kiện thuận lợi cho những  người  hành hương Trung Hoa từ Sz-chuen  thuộc Trung Quốc đến Tháp Đại Giác ở Bồ-đề Đạo tràng (Bodh Gayà) (1). Một số học giả nghĩ rằng vua này chính là người sáng lập triều đại Gupta và ngôi Chùa này nằm trong lãnh địa Ma-kiệt-đà ø(Magadha). Ngài Nghĩa Tịnh nói niên đại này dựa trên nền tảng câu chuyện do các bậc tiền bối kể lại từ thời xa xưa(2). Tác phẩm Cuộc Đời Ngài Huyền Trang (The Life of Hiuen-tsang) ghi: “Truyền thuyết cho rằng, đầu tiên vua Mahaaraajana ‘Srìgupta đã tạo dựng ngôi Chùa này cho chư Tăng Trung Hoa tu tập. Việc có khoảng 20 Tăng sĩ Trung Hoa từ Sz-chuen đến Bồ-đề Đạo Tràng để đảnh lễ Thánh địa đã thúc đẩy nhà vua làm việc này. Vì cảm phục lòng mộ đạo của họ, nhà vua đã cúng dường cho các Tăng sĩ một khu đất và tổng thu nhập  thuế hàng năm của khoảng 20 ngôi làng. Sự kiện này đã xảy ra cách đây khoảng 500 năm.”(3) Trích dẫn trên gợi ý cho chúng ta thấy rằng vua ‘Srìgupta  trị vì vào thế kỷ thứ II TL, điều này thật quá sớm đối với một vị  vua của triều đại Gupta (4). Ngài Huyền Trang còn nhắc tới vua ‘Srìgupta như được trình bày trong đoạn văn dưới đây: “Cách không xa về hướng Bắc của vùng này là một cái hào sâu và rộng; đây là nơi mà vua ‘Srìgupta nghe theo  lời của ngoại đạo, muốn giết Đức Phật bằng lửa được giấu kín dưới hào này và bằng thức ăn có tẩm độc dược(5). Thế thì, dường như vua ‘Srìgupta là người cùng thời với Đức Phật. Như vậy, thật khó chấp nhận quan điểm trên là đúng.

Triều đại của vua Samudragupta đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử Ấn  Độ. Ngài Wang-Hiuen-tse, nhà chiêm bái Trung Hoa vào thế kỷ thứ VII TL, đã trình bày rõ mối quan hệ văn hoá giữa Ấn  Độ và Tích Lan dưới triều đại vua Samudragupta (6). Ngài viết rằng  Srii-Meghavar.nan hay còn gọi là  Meghavarman, người cai trị Tích Lan vào giữa thế kỷ thứ IV TL, đã truyền lệnh cho những công sứ mang phẩm vật đến dâng tặng vua Samudragupta và xin được xây dựng một Tu viện tại Bồ-đề Đạo tràng (‘Bodh Gayàø). Truyền thuyết cho rằng khi vua Srii-Meghavarman đang trị vì, hai Tăng sĩ   Phật giáo Tích Lan là Mahaanaama và Upa đã đến Bồ-đề Đạo tràng để chiêm bái Kim Cang tòa, nơi Đức Phật thành đạo, nhưng họ không tìm thấy phòng  nghỉ  nào tiện nghi để có thể tạm trú ở đây. Khi trở về đất nước, họ đã thuật lại vấn  đề này với vua Tích Lan ‘Sri-Meghavarman và cầu mong vua nên làm một điều gì đó cho những người hành hương Tích Lan. Nhà vua phái các sứ thần đến vua Samudragupta, vị vua này đã hài lòng đáp ứng nguyện vọng của vua Tích Lan và cho phép xây dựng một Tu viện đồ sộ tại đó. Ngài Huyền Trang cũng đề cập câu chuyện này như sau:(7) Ngài nói rằng, thái tử Tích Lan là một Tăng sĩ Phật giáo, đã đến Ấn  Độ để chiêm bái các Thánh địa, nhưng Thái tử không tìm thấy bất cứ một Tu viện nào tại xứ này để Ngài tạm nghỉ một vài ngày cho tiện nghi. Khi thái tử trở lại đảo quốc, Ngài đã trình  vấn  đề này với vua Tích Lan và xin vua xây dựng nhiều Tu viện ở những nơi Thánh địa trong khắp Ấn  Độ. Do sự thỉnh cầu này, vua Ấn  Độ Mahà ‘Srì Ràja người đã được các học giả đánh đồng với vua Samudragupta đã giúp đỡ việc xây dựng một Tu viện tại một trong những thánh địa nơi   Đức Phật  lưu dấu. Với sự chấp thuận của vua Mahà‘Srì Ràja, vua Tích Lan đã kiến thiết Tu viện Mahàbodhi tại Bồ-đề Đạo Tràng. Ngài Huyền Trang còn nói thêm rằng khi Ngài đến Bồ-đề Đạo Tràng (‘Bodh Gayàø),  Ngài nhìn thấy khoảng 1000 Tăng sĩ  thuộc Phật giáo Đại thừa tu tập tại Tu viện này.(8) Hai bia ký của Bồ-đề Đạo Tràng (‘Bodh Gayàø) đề cập đến tên của Trưởng lão Mahànàma làm vững thêm tài liệu của những nhà chiêm bái Trung Hoa.

Vào đầu thế kỷ thứ V TL, ngài Pháp Hiển đã sống nhiều năm ở vương quốc của vua Chandragupta II, con  của vua Samudragupta. Mặt dù sử ký của Ngài bao gồm nhiều dữ kiện phong phú(9) về sự truyền bá Phật giáo trong quần chúng vào thời vua Chandragupta II, nhưng nhật ký của Ngài vẫn không đề cập tới tên của bất kỳ một vua nào. Tuy thế, sử ký của Ngài chắc chắn nhuốm màu Phật giáo dưới triều đại vua Chandragupta. Ngài Pháp Hiển mô tả là Ngài đã tìm thấy 2Tu viện thuộc Tăng sĩ  của cả hai hệ phái, Đại thừa và Tiểu thừa tại Pàt.aliputra . Nhiều Tăng sĩ cư trú trong cả hai Tu viện cùng một lúc con số lên đến 600 hoặc 700 vị và các Ngài rất nổi tiếng uyên bác trong lãnh vực học thuật đến nỗi các bài thuyết giảng của các Ngài thường được các sinh viên và các thính giả bốn phương đến nghe(10). Ngài Pháp Hiển học ngôn ngữ Sanskrit trong suốt thời gian 3 năm tại Paa.taliputa và Ngài đã phát hiện nhiều bản sao chép từ những thánh điển về giới luật của nhiều trường phái khác nhau.(11) Ngài vui mừng vô cùng khi được những bản sao này. Kế đó, Ngài cung cấp thêm tư liệu về buổi lễ diễn hành hình tượng rực rỡ vào ngày 8 tháng 2 tại kinh đô Pàt.aliputra. Ngài viết: “Được sự ngưỡng mộ nồng nhiệt của đông đảo quần chúng, lễ diễn hành  tượng Phật lộng lẫy được chở trên 20 chiếc xe ngựa lớn, sặc sỡ, cùng với các ca kỹ và nhạc công hàng năm, vào ngày 8 tháng 2.” Và Ngài kể thêm rằng: “Những buổi lễ diễn hành tương tự thường được tổ chức ở nhiều vùng khác nhau trong nước.”(12) Những người hành hương Trung Hoa còn đề cập đến 4 điện Phật được trang trí 4 phía kinh đô Pàt.aliputra. Mỗi bên gồm có một tượng Phật ngồi và một tượng Bồ-tát đứng.(13)

Ngài Pháp Hiển còn cung cấp cho chúng ta một sử liệu về một vài Tu viện phía Bắc Ấn  Độ. Ngài kể lại rằng: “Trên đoạn đường khoảng 500 dặm từ Indus (sông Ấn ) tới thành phố Mathuraa thuộc xứ Jumnaa, ngài Pháp Hiển đã viếng thăm nhiều Tu viện Phật giáo có hàng ngàn Tăng sĩ  đang tu tập, và trong thành phố lân cận Mathuraa, Ngài tìm thấy 20 Tu viện, trong các Tu viện này có khoảng 3000 vị Tăng cư ngụ. Phật giáo trong vùng này được ủng hộ đang phát triển mạnh.(14)

Ngài Pháp Hiển đưa ra nhiều sử liệu có liên quan đến chính quyền của vua Chandragupta II. Từ sử liệu của ngài Pháp Hiển, chúng ta thấy rằng không có người nào phạm giới sát sanh, uống rượu hay dùng tỏi, hành. Không có ai nuôi lợn hoặc gà, vịt và cũng không có một cửa tiệm thịt nào hay những người làm nghề đồ tể ở những nơi chợ búa.(15) Dựa trên sử ký của ngài Pháp Hiển, chúng ta có thể kết luận rằng, Phật giáo rất thịnh hành trong  vương quốc của vua Chandragupta II. 

Căn cứ theo sử ký của Ngài Huyền Trang, một vài bằng chứng rõ ràng liên quan đến tầm quan trọng của Phật giáo trong vương quốc vua Gupta. Ngài cho biết tên của vua ‘Sakraaditya,(16) mà theo các nhà nghiên cứu, ông chính là vua Puragupt Vikrama Prakaa’sadity, anh ruột của vua Skandagupta. Vua này là người ủng hộ  Phật giáo rất đắc lực. Ông kính tin Tam Bảo, tức là, Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo và đã xây dựng một Tu viện tại Nàlandà. Narasi.mhagupta Baalaaditya, là vua  kế vị thuộc triều đại Gupta, sau vua Purugupta và có công rất lớn trong việc đóng góp vào tiến trình phát triển  Phật giáo trong vương quốc của  ông. Đối với Phật giáo, nhà vua đã tỏ ra thiện cảm sâu sắc trong việc xây dựng tại Nàlandà thuộc thủ phủ của Ma-kiệt-đà (Maghadha), một trung tâm nghiên cứu Phật giáo ở phía Bắc Ấn  Độ và một ngôi Chùa bằng gạch có độ cao hơn 300 feet=91,44m (1 feet =0,3048m). Theo Ngài Huyền Trang,  điểm đáng kể   nhất của ngôi Chùa này là được trang trí một cách khéo léo và  sử dụng rất  nhiều loại đá quý và vàng trong các thứ đồ đạc của Chùa.(17) So với kích thước của ngôi Chùa, vẻ đồ sộ, nguy nga và tượng Phật, ngôi Chùa trông có vẻ là một đại Tu viện gần nơi cây Bồ-đề.(18)  Ngài Huyền Trang (19) còn mô tả rằng để chuẩn bị cho việc khánh thành ngôi  Chùa này, vua Baalaaditya thỉnh rất nhiều Tăng sĩ Phật giáo ở khắp nơi. Hai vị Tăng sĩ người Trung Hoa cũng đến đó để tham dự lễ khánh thành này. Nhưng khi đức vua đến để yết kiến, thì họ đã bí mật biến mất. Vua rất bối rối trước sự kiện này đến nỗi ông  đã gia nhập vào Tăng đoàn làm Tăng sĩ. Vì tuổi  tác lớn, nên nhà vua được đề cử giữ một vị trí quan trọng trong Tăng đoàn.

Tathaagataraaja-Vainyagupta, một người con khác của vua Purugupta, là người ủng hộ rất đắc lực cho Phật giáo. Ngài Huyền Trang  đề cập  tới một Tu viện do vị vua này xây dựng tại Nàlandà.(20) Ngài còn kể rằng, Vajra, người con của vua Nurasi.mhagupta-Baalaaditya  ủng hộ trong việc xây dựng một ngôi Chùa tại Nàlandà.(21) Có lẽ, điều được nói thêm ở đây là các vị vua  triều đại Gupta chính là những Hộ pháp đắc lực về học thuật, họ cũng ủng hộ hết mình và có những đóng góp giá trị vào công cuộc phát triển của các Tu viện của Phật giáo như Nàlandà, Taxila … . Ngài Pháp Hiển kể lại: “Nhiều vua từ nhiều nước khác nhau và những vị trưởng làng thuộc người Vai’sya đã xây dựng nhiều Tịnh xá (Vihara) cho các Tu sĩ  Phật giáo tu tập và còn cúng dường cho họ ruộng đất, nhà cửa, vườn tược và nhiều vườn cây ăn trái cùng với những người cư dân thường trú tại đó và cả gia súc của họ. Những sự cúng dường này đã được khắc vào nhiều đĩa bằng kim loại.”(22) Ngài Huyền Trang mô tả như sau: “Ngay sau khi Đức Phật tịch diệt, ‘Sakraaditya, vị vua trước của xứ này, kính mộ Phật giáo Đại thừa (one vehicle) và tôn kính Ba Ngôi Báu đã xây dựng một Tu viện. Buddhagupta, con trai của vua là người nối ngôi đã tiếp tục thiện sự của cha mình. Nhà vua còn cho xây dựng một Tu viện khác về hướng Nam của Tu viện; và hướng Đông, vua Tathaagatagupta lại cho xây  một Tu viện thứ 3; và hướng Đông-Bắc, vua  Baalaaditya xây dựng Tu viện thứ 4.”(23) Ngài còn mô tả trong ký sự của Ngài rằng: “Vajra, người con của vua này, sau khi nối ngôi, ông lại xây dựng một Tu viện khác và sau đó một vị vua ở miền Trung Ấn  Độ lại tiếp tục xây dựng  thêm một Tu viện lớn nữa  thuộc hướng Bắc của vùng này.(24) Ngài Pháp Hiển  kể: “Khi các vua cúng dường cho Tăng đoàn, họ đã cởi bỏ tất cả áo mão cân  đai của họ và   cùng với hoàng tộc,  các quan đại thần nâng các phẩm vật trên hai tay. Sau khi cúng dường xong, đích thân vua tự trải tấm thảm trên thềm và quỳ xuống trước vị Thầy trụ trì để tác bạch; họ không dám tự ý ngồi trên ghế trước Tăng chúng.”(25)

Các sử liệu của những nhà hành hương Trung Hoa chỉ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của nhiều trung tâm Phật giáo lớn như Pàtaliputa, Mathurà, Sàrnàth, ‘Bodh Gayàø và Nàlandà trong suốt thời gian thống trị của triều đại Gupta. Cùng với sự phát triển của Phật giáo, những hoạt động  về văn học cũng bắt đầu phát triển dưới sự hỗ trợ đắc lực của các vua Gupta. Chúng ta thấy rằng trong khoảng thời gian đó, một số lượng lớn về những trước tác Pàli và Sanskrit đã được nhiều nhà học giả soạn thảo và cũng trong giai đoạn đó, tư tưởng của Phật giáo và các ý tưởng triết học thuộc Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa phát triển. Ngài Vô Trước (Asa.nga), ngài Thế Thân (Vasubandhu), ngài Trần Na (Dinnàga) và ngài Bhavaviveka quả là những học giả nổi bật nhất. Những trước tác văn học của các Ngài không những làm phong phú cho nền văn-triết học Phật giáo bằng   ngôn ngữ Sanskrit (26), mà còn tạo một dấu hằn trong  lĩnh vực văn học vào thế kỷ IV, V, & VI TL.(27) Chúng ta nên biết rằng, trong thời gian này, người Trung Hoa đã hết sức quan tâm về hoạt động văn học của các học giả Phật giáo và để làm  phong phú nền Phật học tại nước của họ, người Trung Hoa đã dịch nhiều Kinh, Luật, Luận, và những bản sớ giải sang ngôn ngữ riêng của họ.(28) Các Ngài như Pháp Hiển, Buddhabhadra, Cưu Ma La Thập (Kumarajiva), Chân Đế (Paramartha), Dharmaksema… đã đóng góp cho tiến trình phát triển văn học Phật giáo bằng sự truyền giáo, trước tác, và các hoạt động văn học của các Ngài.(29)

Jiivitagupta I và AAdityasena là những vua hậu Gupta đã ủng hộ cho việc đẩy mạnh sự phát triển của Phật giáo trong vương quốc. Dưới triều đại của vua Jiivitagupta, một hội truyền giáo Phật giáo của Trung Hoa đã đến vương triều của ông. Điều đó chứng tỏ rằng Phật giáo rất hưng thịnh trong vương quốc của ông và vai trò quan trọng của vị vua này. Vua Lương Võ Đế hay còn gọi Hiếu Văn (Hsiao-yen), là vua nhà Lương đầu tiên của Trung Hoa và cũng là người rất ngưỡng mộ Phật giáo. Vào năm thứ 539 TL, để thực hiện việc sưu tập nhiều  nguyên tác  thuộc kinh điển Đại thừa và để thúc đẩy việc giúp đỡ cho nhiều học giả trong công tác dịch thuật, nhà vua đã phái một hội truyền giáo đến triều đình của vua hậu Gupta, vị vua này đã vui vẻ đón tiếp khách ngoại quốc và yêu cầu ngài Pathamaartha giúp đỡ họ trong vấn  đề này.(30) Chính vì  sự kiện đó, Ma-kiệt-đàø (Magadha) đã  trở thành những trung tâm học thuật của Phật giáo trong thời kỳ Hậu Gupta.

Adityasena là vị vua hùng cường nhất của triều đại hậu Gupta.(31) Từ những sử ký của Hwui-Li, chúng ta biết được Adityasena là một tín đồ Phật giáo, chính những sự đóng góp đáng kể của ông, nên ông đã có một vị trí nổi bật trong lịch sử Phật giáo thuộc triều đại hậu Gupta. Hwui-li kể rằng: “Vua Adityasena đã xây dựng  một ngôi Chùa khác bên cạnh  ngôi Chùa cũ mà bây giờ mới hoàn thành. Nhiều vị Tu sĩ   từ miền Nam đã coi giữ ngôi Chùa này.”(32) Hwui-li còn nói thêm rằng  ngôi Chùa Tohina Trung Hoa do vua Mahàràja, còn được gọi là ‘Srìgupta xây dựng.(33) Nhưng khu đất này hiện nay được chuyển giao cho vua thuộc miền Đông Ấn  Độ, tước hiệu của ông là Devavarmaa, nhưng người ta nói rằng ông muốn giao lại khu đất Chùa và hiến cúng trong trường hợp bất kỳ vị Tăng sĩ Trung Hoa nào đến.(34) Ông R.C.Majumdar đã cho rằng vua Devavarmaa cũng là vua Devakha.dga thuộc miền Đông xứ Bengal và cũng là người cùng thời với ngài Hwui-li.(35) Nhưng Radha-Govinda-Basak lại nghĩ rằng vua Devavarmaa chính là vua Devagupta III, con của vua Adityasena, (36) là vua trị vì phía Đông Ấn Độ khi Ngài Hwui-li viếng thăm vùng đất này. Dường như, vị vua này là một Tín đồ thuần thành của Phật giáo.

 

Chú thích và tài liệu tham khảo:

(1)    Political History of Ancient India, H.C. Raychaudhuri, 528-29; History of North-Eastern India, R.G.Basak, 6; IA, X, 1881, 109 ff; JRASGBNS, XIII, II, 1882, 570 ff; Sen, 131.

(2)    CCGD, XV-XVI; Political History of Ancient India, H.C. Raychaudhuri, 529.

(3)    Hwui Li, 36-37, Saletore, 514.

(4)    Sen, 162.

(5)    Hwui Li, 113-14.

(6)    MV, XXXIX; IA, XXXI, 1902, 192-97; JAI, XV, 1908, 316-17; Political History of Ancient India, H.C. Raychaudhuri, 548; Sen, 166-67.

(7)    Beal, II, 133-35.

(8)    IA, XV, 1886, 359.

(9)    Legge, 79.

(10)Early History of India, V.A. Smith, 312.

(11)Ibid., 312.

(12)Ibid., 312; TFS, ch. XXVII.

(13)Legge, 60-61; EHNI, 172.

(14)Early History of India, V.A. Smith, 313.

(15)Ibid., 314; TFS, 322-96.

(16)Watters, II, 164; Beal, II, 168.

(17)Watters, II, 170; Beal, II, 173; Early History of India, V.A. Smith, , 329.

(18)Watters, II, 170; Beal, II, 173.

(19)Watters, II, 164; Beal, II, 168.

(20)Watters, II, 164; Beal, II, 168.

(21)Watters, II, 164; Beal, II, 170.

(22)Legge, 44.

(23)Watters, II, 164-65; Beal, II, 170.

(24)Watters, II, 164-65; Beal, II, 170.

(25)Legge, 42.

(26)Studies in the Buddhistic Culture of India, L.M. Joshi., 9.

(27)Ibid.

(28)Ibid.

(29)Ibid.

(30)Early History of India, V.A. Smith, 331.

(31)Ibid., 332.

(32)Hwui Li, 36.

(33)Ibid.

(34)Hwui Li, 36-37.

(35)History of North-Eastern India, R.G.Basak, 23; Sen, 176.

(36)History of North-Eastern India, R.G.Basak, 153-54.

(Trích dịch từ nguyên tác “Buddhism under the Guptas and Later Gupta” (chapter 6) trong tác phẩm The Rise and Decline of Buddhism in India  của Kanai-Lal-Hazra (Delhi, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd 1998, pp. 77-81)

Dharamsala, ngày 30 tháng 10 năm 2001

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nuoc/PG_thoi_Gupta.htm

 


Vào mạng: 17-11-2001

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang