Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Tôn giả A Để Sa (982-1054)
Thích Hằng Đạt

Chú thích và tham khảo


Chương I. Tự thân thành tựu đầy đủ công đức quảng đại

  1. nơi Phật thành đạo.
  2. Sahor, hiện tại là Mandi của Himachal Pradesh-Bengal.
  3. Vikrama-pura.
  4. tháp bằng vàng.
  5. Kalyana-sri, hoặc gọi là Thiện Kiết Tường, Thiện Đức.
  6. Sri Prabhavati, hoặc gọi là Kiết Tường Quang.
  7. hoàng tử Nguyệt Tạng.
  8. Taradevi, tức là hóa thân Phật.
  9. Vikramapura, hiện ở vùng Dacca, Bangladesh.

10. Sau này Giới Thắng cũng xưng tán tôn giả A Để Sa (hoàng tử Nguyệt Tạng): "Tướng hảo của Tôn Giả thật trang nghiêm oai nghi trong sáng. Bất cứ ai vừa nhìn Tôn Giả thì tràn đầy niềm tín phục và cảm mến."

Tôn Giả chẳng bao giờ bị bịnh vì chẳng hề hãm hại một ai. Giới Thắng viết: "Tôn Giả chẳng bao giờ bị bịnh vì từ bỏ nghiệp sát. Nhờ tích tụ bao công đức, nên đức tướng của Tôn Giả thật rất trang nghiêm, khiến mọi người phát khởi niềm tín phục."

Tôn Giả đã từng bảo với các đệ tử: "Tất cả bậc tôn sư đều thương mến Ta, ngay khi Ta vừa nhìn các ngài."

11. hay Nõa Nhiệt Bạc (Naropa).

12. vị hộ pháp của chùa Na Lan Đà.

13. tức là sanh diệt, thường đoạn, đến đi, một khác.

14. Dịch giả thêm vào: Tâm từ bi, tâm Bồ Đề đồng nhiếp nơi đó.

15. gần thành Vương Xá.

16. tức hành pháp Vô Thượng Du Già.

17. Krshnagiri, tức một trong bảy ngọn đồi Ca La Thi La (Kalasila) nổi tiếng ở gần thành Vương Xá (Rajagrha).

18. tức là La Hầu La Cấp Đa.

19. Nyaya-bindu, là một trong bảy quyển luận Nhân Minh của Phật giáo Ấn Độ-Tây Tạng, do ngài Pháp Xưng ở Ấn Độ tạo.

20. vì chỉ tu theo Duy Thức.

21. Dịch giả thêm: Phái Trung Quán của Tây Tạng là tổng hợp từ hai phái của ngài Phật Hộ và Nguyệt Xưng.

22. Tôn Giả nhập ba lần. Đây là lần thứ nhất.

23. từ lúc cha mẹ sanh ra đã thành Du Già Mẫu, mà không cần tu trì thêm, nên gọi là Tự Tánh Du Già, và là Câu Sanh Du Già Sư; đa số đều là hóa thân.

24. tức là chứng đạo.

25. Vị thượng tọa đó chính là Bồ Tát Di Lặc thị hiện thân tướng.

26. xả tức là tu học với bộ phái nào cũng được.

27. Mahasamgika; phái của luận sư Phật Trí thuộc về Thuyết Xuất Thế Bộ của Đại Chúng Bộ.

28. Sila-rakshita, thuộc Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravadina) của Đại Chúng Bộ (Mahasamgika).

29. hay Thắng Nhiên Đăng Trí (Dipamkara Sri-jnana).

30. Đó là theo quy lệ truyền thống của Ấn Độ.

31. mỗi cây dù biểu trưng cho mỗi lần thắng tranh biện của ông ta.

32. lúc biện luận, có thể được nghỉ ngơi để tiện việc suy nghĩ. Tôn Giả cũng hiện tướng, dùng phương tiện này.

33. hay Long Thọ.

34. do đại sư Thiện Đắc tạo

35. Bồ Tát Long Mãnh tạo.

36. các loại cây thuốc ở trên núi và bình nguyên.

37. tức là quyển Đại Tỳ Bà Sa Luận (Maha-vibhashika) đã được dịch sang tiếng Hán.

38. lạt ma Chủng Đôn Nhân Ba Khanh bảo rằng người đạt được lực thành tựu thì đó là sở học trong mộng, chẳng phải thật học. Bảy năm cũng chỉ là vì phương tiện mà thuyết.

39. hay Tang Diệp, do đại sư Liên Hoa Sanh xây cất; đây là đạo tràng chính của phái Hồng Giáo, tại phía nam của thủ đô Lạp Tát.

40. tức chẳng phải tông hệ ở nhân gian.

41. Bắc Ấn, Nam Ấn, Trung Ấn, Đông Ấn, Tây Ấn.

42. nơi đại sư Liên Hoa Sanh đản sinh.

43. Kim Châu, Xích Đồng Châu, Sum Lâu Châu.

44. tức là biệt danh của Tánh Không.

45. dịch là Viết Tiển.

46. hay Lý Đỗ Tập.

47. dịch là Hữu Thiện, hay Câu Thiện.

48. có hai vị Phật Trí Túc.

49. cũng là sự truyền thừa của Thắng Lặc Luân.

50. Công đức của các bậc sư trưởng, Tôn Giả tự có đầy đủ chẳng thiếu sót.

51. chỉ cho Trung Quán.

52. vị Chứng Địa.

53. vị đạt đạo Gia Hạnh.

54. có nơi cho rằng đây là luận sư Tịnh Mạng, đồng thời với đại sư Liên Hoa Sanh.

55. hai vị này chính là Đại Cốc Tô Lô và Tiểu Cốc Tô Lô.

56. tức Bồ Tát Tĩnh Thiên, vị trước tác quyển Tập Bồ Tát Học Luận. Vị này có sáu danh hiệu, đủ năm loại công đức về Hiển Giáo, tám loại công đức về Mật Giáo, và bảy loại truyền thừa hy hữu.

57. công đức của vị này bằng với công đức của ngài Vô Tận Huệ.

58. tức Đắc La Bạt.

59. hay Na Lạc Ba, Naropa, 988-1069, tức Trí Thành Tựu; đây là vị sư trưởng, dùng mười hai loại đại khổ hạnh truyền thừa gia trì, và là bậc thiện tri thức mô phạm cho Ấn Độ và Tây Tạng. Tôn Giả đã từng theo vị này tu học pháp Tất Địa suốt mười một năm.

60. tức tôn giả A Để Sa.

61. pháp tướng của sự giảng kinh luận.

62. đây là lần thứ nhất Tôn Giả vào biển thọ giáo.

63. biện biệt được hết tất cả tông phái lớn nhỏ, nội ngoại.

64. Truyện ghi về đại sư Kim Châu (Suvarna-dvipa) như sau:

Đại sư Kim Châu chẳng phải là dân ở bốn đại châu và tám tiểu châu, mà là người xứ Bảo Châu, có nhiều vàng bạc châu báu, vốn gần Ấn Độ (tức Ấn Độ Ni Tây Á (Indonesia)). Đại Sư sanh vào chốn vương gia, hiện thân làm hoàng tử. Lúc vừa sanh ra đã nói được ba tiếng: Tất Na, Tất Na, Tất Na (dịch là Tam Bảo). Xứ bảo châu này thuở trước toàn thể dân chúng vốn theo ngoại đạo. Song, sau này nhờ phước đức và oai lực của Đại Sư mà ngoại đạo không dám ngăn cấm, trái lại hầu hết đã theo Đại Sư tu học Phật pháp. Lần nọ, nhân dịp đi du ngoạn xem cảnh vật núi rừng, Đại Sư tìm thấy một thánh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong hang động, nên cung thỉnh trở về cung điện, rồi trần thiết đại lễ cúng dường thánh tượng, khiến cho châu đó trở thành vùng đất kiết tường, được trúng mùa gấp bảy lần hơn những năm trước, và diệt trừ được hết những tai hoạn bịnh tật đói kém. Do nhân duyên đó, dân chúng đều tín phụng Phật pháp, cùng nghị thỉnh Đại Sư đến Ấn Độ cầu pháp. Đại Sư vui vẻ chấp thuận cùng các thương gia dùng thuyền đến Kim Cang Tọa (Vajrasana, nơi Phật thành đạo) ở Ấn Độ để lập pháp hội cúng dường chư vị A La Hán. Chư đại thiện tri thức ở Ngũ Thiên (Trung Ấn, Tây Ấn, Đông Ấn, Bắc Ấn, Nam Ấn) đều vân tập nơi đó. Bấy giờ vị đại A Xà Lê đã đắc thọ mạng thành tựu là ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na (Maha Sri Ratna, dịch là Đại Thắng Bảo) do tiếp thọ lời thỉnh cầu của Đại Sư mà đến tham dự. Đối với các vị thiện tri thức khác, Đại Sư chưa khởi tâm tín phục. Song, đối với ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na, Đại Sư lại khởi tâm cung kính vô cùng cực, và tâm bất cộng tín giải. Bảy ngày sau, ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na đột nhiên biến mất, khiến cho Đại Sư buồn bả tìm kiếm khắp nơi nhưng chẳng gặp. Đại Sư hỏi thăm các vị luận sư, nhưng cũng không biết tông tích của ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na đâu cả. Đại Sư vẫn đi tìm khắp nơi, như thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu, nơi Phật giáng sanh), sông Ni Liên Thuyền (Nairanjana, nơi Phật thành đạo), Ba La Nại (Varanasi, nơi Phật chuyển pháp luân), v.v... mà cũng không thấy tông tích của ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na.

Lần nọ, Đại Sư lâm bịnh nặng. Trong một giấc mộng, Đại Sư mơ thấy hai đồng tử xướng ca câu: "Xả cảnh thuộc của mình (cảnh tức là vương quốc; thuộc tức là quyến thuộc) cùng tất cả thọ dụng; tầm cầu mà chưa được; càng đi xa thì càng mất dạng; chủng tánh tuy lành thiện nhưng lại ít trí huệ."

Tỉnh dậy, Đại Sư liền đến Kim Cang Tòa, nhưng không gặp được ai, nên lòng buồn bả bi thương, muốn trở về cố quốc. Khi ấy, Đại Sư chợt gặp hai đồng nữ ca hát:

- Quyến thuộc thân hữu, cảnh tượng tài bảo, ăn uống các thọ dụng, là nơi sanh ưu não, phải nên xa lìa.

Đại Sư tự nhủ: "Lời này vốn ám chỉ về Ta."

Xoay nhìn lại, Đại Sư chẳng thấy hai đồng nữ đó, nên vui mừng bảo:

- Đây chính là các vị Hộ Pháp Mẫu.

Thế nên, Đại Sư trú lại Ấn Độ bảy năm, thân cận chư thiện tri thức, tu học hết Nội Minh (kinh điển Tiểu Thừa và Đại Thừa). Tại Kim Cang Tọa, hành cúng dường xong, Đại Sư muốn gặp Hộ Pháp Mẫu. Khi ấy, có một bà lão vừa đi vừa ca xướng một hồi rồi biến mất. Đại Sư lại chuyên tâm nghĩ nhớ về ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na. Đêm nọ, Đại Sư mộng thấy ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na nói:

- Vương vị ti tiện hạ liệt, chẳng phải là nơi thắng thiện. Nơi thắng thiện, nhiếp trì được pháp vương vị chăng ?

Ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na hỏi như thế ba lần. Trong mộng, Đại Sư thưa:

- Nhiếp trì được !

Đại Sư vừa thệ nguyện nhiếp trì xong thì giật mình tỉnh dậy, thấy ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na thật đang ngồi trước mặt, nên vui mừng vô ngần. Ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na liền gia trì cho Đại Sư, và hiển thị tất cả tự tướng và cộng tướng của các pháp, ban truyền tất cả giáo pháp và kinh điển của đức Phật, và đặc biệt giảng giải rất nhiều loại pháp nương y tâm Bồ Đề. Như rót từ bình nước này sang bình nước khác, lời dạy của ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na rót vào tâm thức của Đại Sư chẳng sót mất một chữ. Đại Sư liễu giải hết tất cả, nên được pháp hiệu là Kim Cang Pháp Xưng (Vajra Dharmakirti; vị này hoàn toàn khác với luận sư Pháp Xưng người Ấn Độ vốn tạo bộ luận Chánh Lý Trích Luận (Nyaya-bindu)), và do tâm từ thâm trọng, nên cũng được gọi là Di Lặc. (Có ba vị Di Lặc: Vị thứ nhất được ghi trong sử, tức là đức Phật Di Lặc trong đời vị lai. Vị thứ hai là Bồ Tát Di Lặc hiển hiện hình tướng xuất gia trụ nơi chùa Tỳ Trát Ma Thi La và bị Tôn Giả đuổi. Vị thư ba là đại sư Kim Châu pháp hiệu Di Lặc).

Đại Sư trở về Kim Châu và dẹp trừ hết tất cả tông phái của ngoại đạo, kiến lập đạo tràng chánh pháp của Như Lai. Vì vậy danh xưng Kim Châu Pháp Xưng thật phù hợp với Đại Sư. Đức hạnh của Đại Sư vang dội khắp Ấn Độ. Tôn giả A Để Sa, ngài Hưởng Để Bạt, Bảo Xưng, Trí Thắng là bốn đại đệ tử kiệt xuất sau này của đại sư Kim Châu Pháp Xưng.

65. tức là ngài Ma Ha Bảo Lợi La Na.

66. theo truyền thuyết Tây Tạng.

67. Đương thời, vua nước Ma Kiệt Đà là Vijayapala (960-1040). Vào lúc ấy, tướng quân Hồi giáo là Mahmud Ghaznavi (997-1030) thường dẫn quân xâm nhập vào Ấn Độ, cướp bóc và tàn phá những vùng như Kanauj, Ma Thâu La (Mathura), Banaras, Kalanjar. Cuộc xâm lăng cuối cùng của tướng Mahmud Ghaznavi xảy ra vào năm 1023. Vùng Somnath bị tàn phá hoàn toàn. Tôn Giả khởi hành chuyến đi sang đảo Kim Châu mười năm trước đó. Theo phong tục, những du tăng ngoại quốc thường ghé lại vùng Kim Châu để cầu học Phật pháp hay chữ Phạn trước khi sang Ấn Độ, như ngài Nghĩa Tịnh, v.v...

68. là biệt danh của sấm chớp.

69. tên của các ngoại đạo.

70. ám chỉ tôn giả A Để Sa ở Ấn Độ.

71. phàm muốn tham vấn cầu học, trước tiên phải quan sát hành vi đức hạnh của vị sư trưởng, rồi mới y chỉ theo. Kế đến nhất tâm quán tưởng về đức Phật, rồi thứ lớp y theo sư trưởng mà thọ pháp Đại Thừa Tiểu Thừa, Hiển giáo Mật giáo. Nếu ban đầu không quán sát mà cứ y chỉ tu theo, nhưng sau lại phỉ báng, tức làm trái ngược quy chế của Phật. Sau khi chết sẽ bị đọa vào đường ác, gặp bao hoạn nạn, hà huống cầu tự thân thành Phật ! Có thể dùng thâm pháp Mật Thừa để cứu độ những kẻ tạo tội ngũ nghịch thập ác. Song, những kẻ chẳng quán tưởng về đức Phật thì khó mong gặp được chư sư trưởng để học đạo thành tựu.

72. chỉ cho quyển Hiện Quán Trang Nghiêm Luận.

73. tức là muốn học hết tất cả giáo pháp.

74. tức thông đạt ngũ minh, chứ chẳng phải chỉ biết ba tạng giáo điển của Nội Minh.

75. của Bồ Tát Di Lặc truyền trao cho ngài Vô Trước.

76. tức tâm Bồ Đề.

77. Mật pháp của Như Lai quan trọng là phải do sự truyền thừa từ các bậc tổ sư. Ví như ba trí, bốn hạnh, và nhất quả của Hiện Quán Trang Nghiêm, nếu không có thầy truyền, thì chẳng biết cách tu hành. Pháp chân thật truyền thừa là Bồ Đề Đạo Cự Luận (hay Bồ Đề Đạo Đăng Luận) của Tôn Giả, Bồ Đề Đạo Thứ Luận của đại sư Tông Khách Ba, Đạo Thứ Giáo Thọ của chư sư phái Ca Đương, đều xuất phát từ quyển Hiện Quán Trang Nghiêm.

78. tức gần gũi người thế tục, và đàm luận những pháp về thế tục.

79. tức tâm hướng về đạo giác ngộ giải thoát.

80. vì nhỏ tuổi.

81. kinh Bồ Đề Địa cũng thuyết về công đức của tâm Bồ Đề như thế.

82. đây là lời của Tôn Giả thuật lại.

Chương II. Sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh quảng đại

  1. tức Tôn Giả.
  2. đạt đến giác ngộ.
  3. là Không Hành Mẫu.
  4. tức Tây Tạng.
  5. dịch là Siêu Giới hay Giới Hương; vì kiến lập chùa này để trấn yểm quỷ Dạ Xoa, nên cũng có tên là chùa Trấn Dạ Xoa.
  6. nhân dịp đi du ngoạn đến nơi đó, và thấy phong cảnh đẹp đẽ bên cạnh dòng sông Hằng, nhà vua bèn phát tâm xây ngôi chùa này vào cuối thế kỷ thứ tám; đây là trung tâm hoằng dương Mật pháp quan trọng nhất ở Ấn Độ suốt hơn hai trăm năm mươi năm.
  7. sau vua Hộ Pháp.

8. Tôn Giả đuổi Bồ Tát Di Lặc cũng vào lúc này. Bồ Tát Di Lặc hiển hiện hình tướng xuất gia, trụ nơi chùa Tỳ Trát Ma Thi La. Vị này thường bị trách mắng vì chẳng y theo giới luật, quy củ của chùa. Lần nọ, chư tăng trong chùa phát giác rằng vị Di Lặc này cất giấu rất nhiều hủ rượu trong phòng, vì để dành cúng dường cho một vị Du Già Sư. Thế nên, chúng tăng trong chùa hội họp lại, định đuổi vị Di Lặc ra khỏi chùa. Song, vốn là vị trụ trì của tu viện, nên chỉ có Tôn Giả mới có quyền quyết định về việc này. Cuối cùng, Tôn Giả y theo giới luật, quyết định khiển trách và đuổi vị Di Lặc này ra khỏi chùa. Vị Di Lặc này vì bị đuổi, nên hiển hiện thần thông, bay xuyên qua bức tường mà ra khỏi chùa. Tôn giả A Để Sa thấy rõ sự việc này, biết đây chính là Bồ Tát Di Lặc, có thiện xảo bất khả tư nghì, nên hướng về vị Độ Mẫu mà sám hối. Tối hôm đó, vị Độ Mẫu hiện trong mộng, bảo:

- Ông đã tạo ác nghiệp rồi !

Tôn Giả bèn giật mình thức dậy, nhưng không thấy một ai. Tôn Giả lại thỉnh cầu chư Phật và chư Bồ Tát gia hộ cho mình được hiểu rõ việc này. Bấy giờ, Tôn Giả nghe trong hư không có tiếng bảo:

- Tỳ kheo Di Lặc kia vốn là một vị Bồ Tát, và vô tội. Ông đã phạm tội trọng vì đuổi Bồ Tát Di Lặc ra khỏi chùa. Ông sẽ bị tái sanh làm thân to lớn như núi Tu Di, chịu bao chim thú côn trùng cắn mổ. Nếu muốn tránh ác nghiệp đó, phải nên qua Tây Tạng hoằng pháp Đại Thừa. Mỗi ngày phải tạo bảy mươi bảy ngôi tháp mà không thể thiếu sót, thì tội này mới được tiêu trừ.

Đây chính là lời khuyên Tôn Giả vào Tây Tạng truyền pháp. Khi được Tôn Giả vấn hỏi ý kiến, đại sư Già Già Bạt La (Gagapala) bảo:

- Vì Ông có tâm tốt hộ trì giới hạnh tăng chúng nên không có tội. Song, ông nên sang Tây Tạng hoằng pháp lợi sanh, làm quốc sư cho một vị vua, người đã từng cúng dường một bát cơm cho một vị Bích Chi Phật trong đời quá khứ...

Khi đến Tây Tạng, Tôn Giả trụ trì 108 ngôi chùa.

9. trong đó có kinh Bảo Khiếp Trang Nghiêm, Bách Bái Sám Hối, Lục Tự Đại Minh Bảo Ngọc Khắc.

  1. tr. 180-181.
  2. tăng sĩ Tây Tạng đầu tiên nhất là Bảo Hộ, Trí Vương Hộ, Thiện Thệ Hộ, Long Vương Hộ, Biến Chiếu Hộ, Thiên Vương Hộ.
  3. Sam-yas, hay Tam Diệp; ngôi chùa đầu tiên ở Tây Tạng được xây vào năm 763.
  4. đệ tử của ngài Tịch Hộ, đại diện chư tăng người Ấn Độ.
  5. đại diện chư tăng người Hán.
  6. Bon, một tôn giáo cổ truyền, dựa vào ma thuật, thần chú.
  7. con của bà chánh hậu; cai quản miền đông Tây Tạng.
  8. con của bà vương phi; cai quản miền tây Tây Tạng.
  9. mNa'-ris, ở miền tây của Tây Tạng.
  10. sau này xuất gia.
  11. Dgal-chu-bo-ri; nằm về phía đông nam của kinh đô Lạp Tát.
  12. ông ta lên ngôi vào cuối thế kỷ thứ mười một.
  13. học giả giỏi bậc nhất của Mật Thừa, 958-1055, hay Lâm Thân Tang Pha (Rin-chen-bzan-po), xuất sanh tại vùng A Lý ở miền tây Tây Tạng.

     23. 1/ Tập Mật; 2/ Nhiếp Chân Thật Kinh.

  1. do ngài Thắng Thiên tạo.
  2. do Bồ Tát Long Mãnh và Phật Trí Túc tạo.
  3. theo quyển Phật Giáo Sử Ký của Luân Chủ.
  4. 958-1055, y theo ngài Trí Hiền mà xuất gia lúc mười ba tuổi (970), đã từng lưu học ba lần tại Ca Thấp Di La và Ấn Độ.
  5. tức Tân Mật Pháp.
  6. con thứ của vua Lãng Đạt Mã.
  7. Theo Thanh Sử thì bấy giờ Bảo Hiền được năm mươi tuổi.
  8. Hiện Quán Trang Nghiêm Luận.
  9. đệ tử của luận sư Tịch Tĩnh.
  10. hộ chùa có sáu vị đại sư, được xưng là "Sáu Hiền Môn".
  11. tức là pháp Hỷ Kim Cang của Mẫu Bộ.
  12. của luận sư Bảo Tác Tích.
  13. tức Cống Khương Sở Khắc Trât Lặc Bố; về sau vị khai sáng phái Tát Ca.
  14. hai vị này cung thỉnh tôn giả A Để Sa đến Tây Tạng.
  15. kể từ đời vua Lãng Đạt Mã hủy phá Phật giáo.
  16. tức là tôn giả A Để Sa.
  17. Garlog, một nước nhỏ theo Hồi giáo, nằm về phía bắc của Tây Tạng.
  18. Lạp dịch là Thiên; Tôn Bạt dịch là Đại Đức; nghĩa là tôn xưng của dòng vua chúa; được gọi tắt là Bồ Đề Quang.
  19. đã từng dịch quyển luận Nhập Nhị Đế (Arya-satya-dvaya) của Tôn Giả; quyển này được ngài Địa Tạng, Du Già Sư chú thích.
  20. tức đại đức Trí Quang.
  21. chỉ cho đại đức Trí Quang.
  22. tức là chẳng có cách nào để chấn chỉnh Phật pháp.
  23. khi ấy luật sư Giới Thắng chỉ có hai mươi bảy tuổi. Sau này luật sư Giới Thắng y theo Tôn Giả suốt mười chín năm.
  24. lời này được lạt ma Chủng Đôn Nhân Ba Khanh gọi là Pháp Tăng và Thắng Bổn.
  25. Tây Tạng vốn là vùng đất do Bồ Tát Quán Thế Âm giáo hóa.
  26. chỉ cho Giới Thắng.
  27. tức không kết giao.
  28. lúc kết giao không làm những việc khiến xấu hổ.
  29. tức là chẳng kết oán thù.
  30. những lời này có nghĩa là cứu giúp những người gặp nạn.
  31. đây là hóa thân chứ chẳng phải ngài Tinh Tấn Sư Tử thiệt.
  32. người Ấn Độ ngắm xem thì thấy Tôn Giả giống như người Ấn Độ. Người Tây Tạng ngắm xem thì thấy Tôn Giả giống như người Tây Tạng. Chư Thiên ngắm xem thì thấy Tôn Giả giống như bậc Phạm Thiên.
  33. chư tăng và cư sĩ vào đương thời thường muốn dấu tên Tôn Giả, để giữ Tôn Giả trụ lại đất Ấn Độ mãi.
  34. chỉ cho ngôn ngữ Tây Tạng.
  35. ngay cả những người ăn xin cũng muốn dấu tên của Tôn Giả mà không tiết lộ ra. Thấy rõ rằng người Ấn Độ chẳng xả tâm kính mến Tôn Giả.
  36. tức đại đức Trí Quang.
  37. đây là tâm Bồ Đề xả mình vì người.
  38. chỉ cho Phật Thích Ca và Bồ Tát Quán Âm.
  39. tức là hóa thân Bồ Tát Quán Âm.
  40. đây cũng là hóa thân của Bồ Tát Quán Âm.
  41. Samaya, tức là cảnh giới của hành giả quyết đắc nhập Phật huệ. Tam Muội Da có những nghĩa như: Tam bình đẳng, tức là thân miệng ý đều như nhau và đều hành việc lành; Thệ Nguyện, tức là lập nguyện giữ những điều giải; Cảnh Giác, tức là phát khởI tâm giác ngộ; Trừ Cãu Chướng, tức là diệt trừ những phiền não chướng ngại cho thân tâm.
  42. chỉ cho đức Phật Thích Ca và Bồ Tát Quán Âm.
  43. vào lúc đó, (1038) vùng Bàng Giá Phổ (Punjab) đang bị quân Hồi giáo chiếm đóng. Phật giáo gần như bị suy vong ở vùng Trung Á. Thế nên, rất nhiều tăng sĩ tại những vùng đó qua lánh nạn ở Ấn Độ.
  44. Vajrapani, sanh năm 1017; một đại sư tu pháp Đại Thủ Ấn nổi tiếng ở Ca Thấp Di La và Tây Tạng.
  45. Viryacandra, tục danh là hoàng tử Thắng Tạng (Srigarbha).
  46. vì thiếu người phiên dịch.
  47. Tinh Tấn Sư Tử vốn là một trong những học giả và dịch giả nổi tiếng của Tây Tạng.
  48. vị tăng bị điếc.
  49. chỉ cho đại đức Trí Quang.
  50. đây là pháp Thí Tịnh.
  51. tức Tôn Giả.
  52. vốn là em gái của đại đức Trí Quang.
  53. tức khó lòng mà trở về Ấn Độ để gặp lại các bậc sư trưởng.
  54. tức tượng thái tử Tất Đạt Đa vừa đản sanh.
  55. tức hoàng tử Liên Hoa Quang.
  56. vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hỗ phách.
  57. vào lúc phiên dịch.
  58. Bodhipatha-pradipa, hay Bồ Đề Đạo Đăng.
  59. cha của vua Bồ Đề Quang.
  60. nghĩa là pháp thế tục đều như huyễn hóa. Trong quyển luận Bồ Đề Đạo Thứ Đệ giảng trạch rõ về nghĩa này.
  61. như lông rùa sừng thỏ.
  62. như người mù chẳng thấy cảnh.
  63. Phật hiện sắc thân và ngữ nghiệp vì do tùy theo căn tánh của chúng sanh; giống như hạt châu Như Ý, tuy chẳng tác ý, mà đều khiến cho người người được mãn nguyện.
  64. chỉ cho tất cả pháp thế tục đế.
  65. một bên chỉ cho Huyễn Hữu; một bên chỉ cho Tánh Không.
  66. thắng nghĩa đế và thế tục đế.
  67. Thí dụ này cũng giống như việc nhìn dây thừng mà tưởng lầm con rắn.
  68. Hậu Truyền Phật Giáo.
  69. như đã kể qua ở phần sơ lược về vương thống Tây Tạng.
  70. âm thầm hỗ trợ cho Giới Thắng.
  71. gọi tắt là Chủng Đôn Ba.
  72. hay Tự Tại Đồng Tử, gốc người Tây Khương; lúc bỏ ý định sang Ấn Độ tu học rồi trở về nước và đi ngang qua vùng Ni Bạc Nhĩ thì vị này gặp Đại Sư.
  73. tức pháp sư Niệm Trí, vị có phước đức rất lớn.
  74. ám chỉ tôn giả A Để Sa.
  75. vị pháp hữu của Đại Sư.
  76. gần vùng Nga Nhật.
  77. bấy giờ đại sư Chủng Đôn Ba được ba mươi chín tuổi; Tôn Giả được sáu mươi mốt tuổi.
  78. nằm về phía nam của Lạp Tát.
  79. tức Khô Đôn Tôn Chủ Vĩnh Trung.
  80. tức là danh tánh của Thiện Huệ.
  81. tức Chủng Đôn Ba.
  82. 1016-1082, sanh tại Tây Khương, tên húy là Tự Tại Tràng.
  83. hoặc chỉ có phương tiện, hoặc chỉ có trí huệ.
  84. trước khi thọ giới Bồ Tát, có nên thọ giới biệt giải thoát (giới tỳ kheo) hay không.
  85. tức pháp Mã Đầu Minh Vương.
  86. cũng là biệt hiệu của Du Già Sư.
  87. biệt danh của chùa Tang Da.
  88. lần ấy, Tôn Giả đã ngoài sáu mươi tuổi, nên râu tóc bạc phơ.
  89. chỉ cho Chủng Đôn Ba.
  90. tức Tôn Giả.
  91. nay đã bị tàn phá.
  92. do luận sư Thanh Biện chú thích.
  93. điều này chứng minh rằng Tôn Giả đã chứng thánh quả A La Hán, những vẫn tiếp tục tu hạnh Bồ Tát.
  94. phong tục và quy củ của những người tu hành Mật pháp là phải cúng dường tất cả tài vật cho bậc sư trưởng.
  95. xưa kia, Tôn Giả đã từng gọi người phát tâm quy y Tam Bảo tức là người phát tâm Bồ Đề.
  96. nhập vào dòng thánh.
  97. tuy nhiên, trong quyển Bồ Đề Đạo Thứ Luận giảng thuyết rộng rằng chứng đạt quả vị Tiểu Thừa thì cũng có thể thông đạt Pháp Không; đây là thâm nghĩa của phái Nguyệt Xưng.
  98. hay Bồ Đề Đạo Cự Luận.
  99. Bồ Tát Di Lặc.
  100. Kinnara, tức vua trời nhạc thần.
  101. tức tâm phóng xả tám pháp của hiện thế.
  102. đã mang một lần rồi.
  103. quốc pháp của Ấn Độ rất nghiêm ngặt; sứ giả phải y giáo phụng hành.
  104. vì Tôn Giả sẽ vãng sanh lên cung trời nội viện Đâu Suất.

Chương III. Sự nghiệp lưu truyền, giáo pháp lan rộng.

  1. toàn quyển luận lấy thể vấn đáp làm chủ yếu; thuần là những tinh hoa của giáo pháp; được phân thành 23 phẩm.
  2. Thiên tức chỉ cho chư Phật chư Bồ Tát, chứ chẳng phải Thiên Thần.
  3. xưa kia, trên đường đi ngang qua vùng Ni Bạc Nhĩ, Tôn Giả thấy có ba con chó con, chẳng ai nuôi dưỡng, nên khởi lòng từ mà đem chúng đến Tây Tạng. Sau khi Tôn Giả viên tịch, đại sư Chủng Đôn Ba nuôi dưỡng chúng.
  4. tức tân Ca Đương, hay Hoàng giáo của đức Đạt Lai Lạt Ma.
  5. Có hơn sáu mươi quyển Ca Đương Lôi Bang viết về nguồn gốc của phái Ca Đương.

Chương IV. Sơ lược về phái Ca Đương (Bkah-gdams).

  1. tức tôn giả A Để Sa.
  2. chỉ cho tôn giả A Để Sa.
  3. Doha, tên của Mật Tông Ca Khúc.
  4. Phu-chun-ba Gshon-nu rgyal mtshan, sanh năm 1031, đã từng thân cận tôn giả A Để Sa.
  5. vào năm 1064, thọ sáu mươi tuổi.
  6. pháp danh của vị này vốn là Bồ Đề Khương.
  7. của tôn giả A Để Sa.
  8. được gọi là sáu bộ đại luận của phái Ca Đương.
  9. Spyan-sna-ba Tshul-khrimshar, sanh năm1038, lúc nhỏ theo ngài Mã Lạp Hiệp Nhiêu Xum Ba (M-la-ses-rab sems dpah).
  10. kiêm về kiến giải và hạnh giải.
  11. trọng về hạnh Bồ Tát.
  12. của Bồ Tát Long Mãnh.
  13. của Bồ Tát Tĩnh Thiên.
  14. của luận sư Pháp Hộ.
  15. của Từ Du Già Sư.
  16. Đại sư Kim Châu, luận sư Pháp Hộ, Từ Du Già đều là bậc sư trưởng của tôn giả A Để Sa.
  17. Đạt Lai Lạt Ma đời thứ nhất.
  18. hay Ca Cử, Kargyudpa.
  19. Rgya Yon-bdag, đệ tử của Du Già Sư.
  20. từ giáo pháp và Đại Thủ Ấn của phái Cát Cử.
  21. Spyi-bolhas-pa, đệ tử của Nội Tô Ba.

Tài Liệu Soạn Dịch

1/ A Để Sa Tôn Giả Truyện, pháp sư Pháp Tôn soạn viết.

2/ Phái Ca Đương của Phật Giáo Tây Tạng, pháp sư Pháp Tôn soạn viết.

3/ Tây Tạng Phật Giáo Sử, pháp sư Thánh Nghiêm soạn viết.

4/ Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận, đại sư Tông Khác Ba trước tác.

5/ Atisha and Buddhism in Tibet, compiled and translated by Doboom Tulku and Glenn H. Mullin.

6/ 2500 years of Buddhism, General Editor Prof. P.V. Bapat.

7/ Atisa and Tibet, by Alaka Chattopadhyaya.

8/ Liberation in the palm of your hand, by Pabongka Rinpoche.


| Lời giới thiệu | 1 | 2 | 3 | 4 | phụ lục | A | B | C | Chú thích & Tham khảo |

 


Cập nhật: 1-8-2000

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang