Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Nghi Thức Cầu Siêu
Thích Nhật Từ tuyển chọn và biên tập 1994

1


MỤC LỤC

Phần vào Khóa Lễ
1. Nguyện Hương
2. Tán Thán Phật và Quán Tưởng
3. Đảnh Lễ
4. Tán Hương Cúng Phật
5. Phát Nguyện Trì Kinh
6. Tán Dương Giáo Pháp
Phần Kinh Chính
Kinh Thế Giới Cực Lạc
Kinh Quy Luật Cái Chết
Kinh Nhổ Mũi Tên Sầu Muộn
Kinh Vô Thường, Khổ Não, Vô Ngã
Kinh Cúng Thí Người Mất
Kinh Nghiệp Báo Tái Sanh
Phần Sám Nguyện và Hồi Hướng
7. Bát-nhã Tâm Kinh
8. Niệm Phật
9. Sám-hối và Qui Y Hương Linh
10. Sám Nguyện (Tụng một trong bảy bài Sám dưới đây):
Sám Niệm Phật
Sám Cầu Siêu
Sám Từ Vân
Sám Báo Hiếu Phụ Thân
Sám Báo Hiếu Mẫu Thân
Sám Tống Táng
Sám Hồng Trần
12. Hồi Hướng
13. Phục Nguyện
14. Tôn Kính Đảnh Lễ Ba ngôi Báu

 

Hướng Dẫn

Khóa Lễ Kinh Cầu Siêu chủ yếu tụng vào các dịp lễ tang, cúng thất, cúng giổ, cúng cô hồn, cúng cầu siêu cho hương linh chết oan, chết tự vẫn, chết bất đắc kỳ tử… mà chưa thác sanh được, do nghiệp chướng và thiếu sự gia trì của ba Ngôi Báu. Kinh cầu siêu gồm có sáu Kinh khác nhau nhằm đáp ứng cho các căn cơ đối tượng khác nhau. Tùy theo đối tượng hương linh và tang quyến mà ta nên chọn Kinh nào tụng cho thích hợp cho từng khóa lễ.

Ví dụ, đối với hương linh đã quy y Tam Bảo, chuyên niệm Phật cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà thì ta nên tụng Kinh Thế Giới Cực Lạc. Đối với hương linh và tang quyến chưa quy y Tam Bảo, chưa thấu rõ ba quy luật của mọi sự vật hiện tượng là vô thường, khổ não và vô ngã hay quá bi lụy đau thương về sự sinh ly tử biệt mà trở nên bi quan yếm thế thì ta nên tụng các kinh như Kinh Qui Luật Cái Chết, Kinh Nhổ Lên Mũi Tên Sầu Muộn, Kinh Vô Thường-Khổ Não-Vô Ngã. Đối với hương linh và tang quyến chưa tường tận về giáo lý nghiệp báo và tái sanh của đạo Phật thì ta nên tụng Kinh Cúng Thí Người MấtKinh Nghiệp Báo Tái Sanh. Việc tụng kinh phù hợp với căn cơ của hương linh và tang quyến sẽ giúp cho kẻ còn lẫn người mất được nhiều lợi lạc.


Mục lục | Phần vào khóa le1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Phần hồi hướng

 


Cập nhật: 3-5-2000

Trở về thư mục "Nghi thức và Nghi lễ Phật giáo"

Đầu trang