Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
CHÚ GIẢI NGẠ QUỶ SỰ
Dịch từ Pali sang Anh Ngữ: PETER MASEFIELD
Tỳ kheo MINH HUỆ dịch Việt

[3.b]

III.3 TẠO XA QUỈ SỰ
(RATHAKAARA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Có cột bằng ngọc bích, rực rỡ, chiếu sáng". Pháp thoại này được thuyết giảng trong khi Bậc Ðạo sư đang ngụ ở Savatthi, liên quan đến một nữ Ngạ quỉ nọ.

Tương truyền rằng cách đây đã lâu, trong thời của đức Thế Tôn Kassapa, có một người đàn bà nọ có hạnh kiểm tốt và tìm thấy đức tin trong giáo Pháp do sự thân cận với bạn lành. Nàng dựng lên một chỗ ngụ, trông rất khả ái, được khéo làm cân đối bằng những bức vách có trang hoàng, những cột trụ, những bậc thang và nền nhà. Nàng thỉnh các vị Tỳ kheo ngồi ở đó, dâng cúng vật thực thượng vị đến các Ngài và dâng thảo am đó đến chúng Tỳ kheo. Ðúng lúc nàng chết và, do bởi nghiệp ác khác biệt, nàng sanh làm một vimaanapetii gần hồ rathakaa ra trên vùng Himaalaya, chúa của các núi. Do năng lực của thiện nghiệp về việc bố thí ấy đến chư Tăng nên có sanh lên, ở giữa hồ ao, và được trang sức bởi khu rừng như Nandana, một cung điện cao vút được làm toàn bằng những báu vật, và ở tất cả các mặt thì cực kỳ hấp dẫn, mê ly và khả ái, trong khi chính nàng thì có nước da màu vàng ròng, trông xinh đẹp khả ái và hấp dẫn lạ thường. Nàng sống ở trong đó, hưởng sự vinh quang của chư thiên, nhưng cô đơn chẳng có người nam nào. Bất mãn sanh lên trong nàng vì sống mà không có người đàn ông nào trong trong thời gian lâu dài ấy. Nàng trở nên bất mãn và suy nghĩ rằng, "Ta sẽ bày một mẹo!", Nàng thả vào trong con sông một số xoài chín của chư thiên. Mọi chuyện nên được hiểu theo cùng cách như đã được kể lại trong quỉ sự Ka.n.nnamu.n.da . Tuy nhiên ở đây, một chàng trai là dân cư của thành Ba la Nại, trông thấy một trong những trái xoài ấy ở trong sông Hằng. Ðến đúng lúc, anh ta lên đường để tìm kiếm xem nó từ đâu đến, và trông thấy con sông ấy; và bằng cách đi theo con sông này, đã đến tại chỗ ngụ của nàng. Khi nàng trông thấy anh ta nàng bèn dẫn anh ta vào trong chỗ ngụ của nàng, đón chào anh ta và mời anh ta ngồi. Khi trông thấy sự thù thắng của nàng, anh ta bèn nói lên những câu kệ này để dò hỏi về nó:

 

1. "Có cột bằng ngọc bích, lấp lánh, rực rỡ và có vô số những bức tranh, đó là cung điện mà nàng đã ngự lên và nàng nghỉ ở đó, hỡi Devii có đại oại lực, trông như ánh trăng rằm.

2. Và nước da của nàng giống như vàng tan chảy, tướng mạo chói sáng của nàng trông vô cùng khả ái, nhưng nàng lại ngồi một mình trên chiếc giường vinh quang vô song của nàng, xem ra nàng không có chồng.

3. Và nàng có những hồ sen này ở khắp bốn hướng, có nhiều hoa, với nhiều hoa sen và hoàn toàn được trải lên bằng bụi vàng; bùn và bèo tấm thì không được biết đến ở đó.

4. Những con thiên nga trông khả ái và dễ thương, lội quanh ở trên mặt nước luôn khi và kéo đàn với nhau, tất cả chúng đều duyên dáng, hót với giọng thanh tao như những tiếng trống định âm.

5. Chói sáng, lộng lẫy trong sự vinh quang của nàng, nàng nghỉ khi tựa chiếc thuyền của nàng, với đôi mi rậm, vui vẻ và giọng nói khả ái; tay chân nỏn nà, nàng vô cùng rực rỡ.

6. Cung điện này không có tỳ vết và đứng ngang bằng; có những công viên làm tăng thêm sự vui thích và khoái lạc của nàng. Hỡi công nương có sắc đẹp tột bậc, ta ước rằng ta có thể vui hưởng với nàng ở đây giữa khoái lạc nầy".

 

Chú giải:

1. Ở đây, Ở ÐÓ (tattha): trong cung điện ấy. NÀNG NGHỈ (acchasi): Nàng ngồi, nàng trú ngụ, bất cứ lúc nào nàng muốn. HỠI DEVII (devii): vị ấy xưng hô với nàng. CÓ OAI LỰC LỚN (mahaanubhaave): có oai lực lớn của chư thiên, ÐANG TRONG ÐÀ CHẠY NHANH (pathaddhani): đang đi trên quỉ đạo của chính nó, nghĩa là trên con đường xuyên qua các khoảng rộng của những bầu trời. NHƯ TRĂNG RẰM (pannarase va cando) nghĩa là chiếu sáng như vầng sáng bao quanh của mặt trăng trong đêm rằm.

2. VÀ NƯỚC DA CỦA NÀNG GIỐNG NHƯ VÀNG TAN CHẢY. (Va.n.no ca te kanakassa sannibho) Nước da của nàng vô cùng hấp dẫn, giống như vàng tan chảy. Vì lý do này mà vị ấy nói rằng, "Hình tướng chói sáng của nàng trông rất diễm kiều". VÔ SONG (atula) có giá trị lớn; nói cách khác, chúng ta nên đọc rằng hỡi con người vô song (atula), đó là cách xưng hô của anh ta với nàng Devataa, nghĩa là, "Hỡi người có sắc đẹp vô song", Nàng không có chồng: N'atthi ca tuyha.m saamiko = Saamiko ca tuyha.m n'atthi (thể văn phạm hoán chuyển).

3. NHIỀU HOA (bahuutamalyaa): chúng có nhiều loại hoa khác nhau như hoa sen và hoa súng xanh v.v... VỚI NHỮNG BỤI VÀNG (Suva.n.nacu.n.nehi): với những cát vàng. Ở ÐÓ (tattha): ở trong những hồ sen ấy. BÙN VÀ BÈO TẤM (pa"nko pa.n.nako ca): chẳng có bùn nào hay chút rong rêu nào được biết đến.

4. NHỮNG CON THIÊN NGA NÀY TRÔNG KHẢ ÁI VÀ DUYÊN DÁNG (Ha.msaa pi ma dassaniiyaa manoramaa): Những con chim thiên Nga này, trông khả ái và đẹp. LƯỚT QUANH (anupariyanti): lội tới lội lui. TRONG MỌI KHI (sabbadaa): trong tất cả các mùa. KÉO LẠI VỚI NHAU (Samayya): đi đến với nhau. XINH ÐẸP (Vaggu): ngọt ngào. Hát ra (upanadanti): gáy. NHƯ TIẾNG CỦA NHỮNG CÁI TRỐNG ÐỊNH ÂM (Dundubhiina.m va ghosa): nghĩa là do bởi tính chất về giọng đầy ấm và ngọt ngào của chúng, tiếng của những con chim thiên Nga ở trên hồ sen của nàng giống như tiếng của những cái trống định âm.

5. CHÓI SÁNG (Daddaơhamaanaa): chiếu sáng rực rỡ. TRONG SỰ VINH QUANG CỦA NÀNG (yasasaa): với năng lực thần thông của một vị chư Thiên. TRONG CHIẾC THUYỀN CỦA NÀNG (naanaaya): trong chiếc thuyền của nàng; vị ấy nói điều này khi trông thấy petii đang thọ hư?ng như vậy ở trên nước khi đang ngồi trên chiếc giường quí báu bằng vàng, chiếc thuyền giống như hoa sen ở trong hồ sen. KHI ÐANG TỰA avala.mba= ola.mbitvaa (thể văn phạm hoán chuyển): tựa vào để chống đỡ. NÀNG NGHỈ (ti.t.thasi): đây là một cách nói đối lập với chuyển động, ám chỉ về sự dừng lại của chuyển động trong chữ "đang nghỉ". Một cách đọc khác là Nisajjasi, ý nghĩa của nó nên được xem giống như là nàng "đang ngồi". VỚI ÐÔI MI RẬM (aalaarapa.mhe): đôi lông mi cong, đen, dài, VUI TƯƠI (hasite): đầy s? tươi sáng, với khuôn mặt vui tươi. NÓI KHẢ ÁI (piya.mvade): Nói chuyện nghe khả ái, TỨ CHI DIỄM KIỀU (sabba"ngaka"nyaa.ni): có các chỗ trên thân đều xinh đẹp, nghĩa là xinh đẹp ở mọi chỗ trên thân, cả lớn lẫn nhỏ. NÀNG CHÓI SÁNG (Virocasi): Nàng chiếu sáng.

6. KHÔNG TỲ VẾT (viraja.m): không khuyết điểm, không lỗi lầm, ÐỨNG NGANG BẰNG (Same.thita.m) đứng trên một chỗ đất bằng, (samabhuumnibhaage): Hay nói cách khác, vì vẻ đẹp của nó ở khắp bốn mặt, nó đứng trong tư thế ngang bằng (samabhaage): nghĩa là hoàn hảo ở khắp quanh. LÀM TĂNG TRƯỞNG SỰ MÊ THÍCH VÀ KHOÁI LẠC (Ratinandiva.d.dhana.m): "nó làm tăng thêm sự mê thích và khoái lạc của nàng", vì nó làm tăng sự vui thích và khoái lạc, nghĩa là khiến cho hạnh phúc và hỉ lạc của nàng tăng trưởng. HỠI CÔNG NƯƠNG (Naari) đây là cách xưng hô của anh ta với nàng. CÓ SẮC ÐẸP TỘT BẬC (anomadassane): trông không chê vào đâu được do sự hoàn hảo ở các chỗ trên thân cả lớn lẫn nhỏ. GIỮA KHOÁI LẠC NÀY (Nandane): giữa cái tạo ra khoái lạc: Ở ÐÂY (idha): ở trong khu rừng Nandana này, hay trong cung điện của nàng. ÐỂ TÔI CÓ THỂ VUI CHƠI (moditu.m): ta muốn rằng ta có thể đắm chìm trong những khóai lạc của tình yêu - đây là cách nên được hiểu.

Khi chàng trai đã nói như vậy, thì nàng Vimaanadevataa, để trả lời vị ấy, bèn nói câu kệ này:

 

7. "Hãy làm một công việc để được thọ hưởng ở đây và hãy khiến cho tâm của chàng thiêng về đây, khi chàng đã làm một việc để được ở đây như vậy, chàng sẽ được xem là người làm thoả mãn tất cả mọi ước muốn của chàng.

 

Chú giải:

7. Ở đây LÀM MỘT CÔNG VIỆC ÐỂ ÐƯỢC SỐNG HƯỞNG Ở ÐÂY (karohi kamma.m idha vedaniya.m): Hãy thực hành, chàng nên đeo đuổi một việc thiện mà sẽ chín mùi và cho kết quả của nó ở đây trong chỗ thần tiên này. HƯỚNG TÂM ÐẾN ÐÂY (idha nata.m) thiêng về chỗ này; một cách đọc hoán chuy?n là lướt đến đây (idhaninịa.m): hãy để cho tâm của chàng, hãy cho phép tâm của chàng lướt nghiêng về chỗ này.

Khi chàng trai đã nghe điều mà vimaanaapeti đã phải nói ra, vị ấy bèn rời khỏi chỗ ấy, đến những con đường nhân loại, vị ấy giữ tâm chuyên chú vào chỗ ấy và thực hành những việc phước thích hợp và chẳng bao lâu sau, khi mạng chung, tái sanh ở đó, cọng trú với Petii ấy. Những vị Kiết tập Tam Tạng đã nói lên câu kệ kết thúc để giải thích vấn đề.

 

8. Vị ấy đã đồng ý với nàng khi nói rằng: "Tốt lắm" và làm một nghiệp để sống ở đó; khi đã làm một nghiệp để sống ở đó, chàng trai tái sanh cọng trú với nàng.

 

Chú giải:

8. Ở đây TỐT LẮM (Saadhu): đây là một tiểu từ chỉ sự đồng ý. VỚI NÀNG (tassaa) với Vimaamapetii ấy. VỊ ẤY ÐÃ ÐỒNG Ý (pa.tisu.nitvaa): vị ấy đồng ý với điều mà nàng phải nói ra. ÐỂ ÐƯỢC SỐNG Ở ÐÓ (tahi.m vedaniiya.m): một nghiệp thiện đem lại kết quả hạnh phúc, tức là được sống với nàng trong cung điện ấy - Ðây là cách nên được hiểu.

Khi họ đã hưởng sự vinh quang của chư Thiên ở tại đó trong một thời gian dài, vị Thiện Nam chết do hết phước của nghiệp ấy, nhưng nàng tiên nữ thì vẫn còn sống ở đó trong một trung gian Phật thời do phước của nàng đã gieo vào mảnh ruộng đó. Rồi khi đức Thế Tôn của chúng ta đã xuất hiện trong thế gian và đã lăn bánh xe chánh pháp, và đến đúng lúc đang trú ngụ ở Jetavana, Ðại Ðức Moggallana vào một hôm nọ, khi đang đi trên những ngọn núi, trông thấy cung điện của nàng Vimaanapetii ấy và hỏi nàng những câu kệ bắt đầu bằng: "có một trụ bằng ngọc bích, lấp lánh, rực rỡ..." Nàng bèn thuật lại biến cố ấy với Ngài ngay từ đầu, và khi đã nghe qua điều này, Trưởng lão bèn đi đến Saavatthi và nêu lên vấn đề ấy với đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết giảng chánh Pháp cho hội chúng đã tụ họp ở đó. Khi đã nghe qua Pháp thoại này, dân chúng đã thực hành những việc phước như bố thí v.v... Và trở nên có sự ưa thích với chánh Pháp.

-ooOoo-

III.4 QUỈ SỰ VỀ TRẤU
(BHUSAPETVATTHU)

"Một người thì sáng kiến trong khi lại một người khác". Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Saavatthi, liên quan đến bốn Ngạ quỉ.

Tương truyền rằng tại một ngôi làng nọ không cách xa thành Saavatthi, có một người thương buôn bất lương nọ, kiếm sống bằng nghề đong lường gian dối v.v... Ông ta thường lấy một ít võ trấu, trộn thêm đất sét nâu để làm tăng thêm trọng lượng và rồi trộn cái này với lúa đỏ mà ông ta bán ra khi ấy. Ðứa con trai của ông ta trở nên tức giận khi nghĩ rằng, "ông ta đã không hành động một cách đáng kính đối với những bạn bè của ta và những người tốt bụng của ta khi họ đi đến nhà". Và chộp lấy miếng da lót cái ách đánh một cái vào đầu mẹ của anh ta. Ðứa con dâu của ông thì ăn bằng cách lấy trộm thịt được dự định cho tất cả và khi được gọi đến một lần nữa bởi họ, để giải thích sự kiện, chính nàng đã thề rằng, "nếu thịt ấy được ăn bởi tôi, thì xin cho tôi ăn thịt sau khi móc ra từ cái lưng của tôi kiếp nầy đến kiếp khác". Vợ của ông ta nói với những người đến xin những phương tiện kiếm sống rằng không có gì cả, và khi bị nài ép bởi họ, bà ta thề bằng cách nói dối rằng, "Nếu có một cái gì đó mà tôi lại nói là không có gì thì xin cho tôi kiếm ăn bằng phẩn ở bất cứ chỗ nào mà tôi sanh ra!"

Ðến đúng lúc, bốn người này chết và sanh làm Ngạ quỉ trong khu rừng Vi~njha . Ở đó, người thương buôn bất lương, do quả của những ác nghiệp của ông ta, thường cầm trấu cháy đỏ ở cả hai tay và rải nó ở trên đầu của ông ta và do vậy phải chịu đau khổ lớn. Ðứa con trai của ông ta thường tự làm bể cái đầu của chính mình bằng những cái búa sắt và chịu đau đớn không xiết kể. Nàng dâu của ông ta, do quả những ác nghiệp của nàng, chịu đau đớn vô hạn vì phải ăn lấy thịt mà nàng móc ra liên tục từ cái lưng của nàng bằng móng tay lớn, rất dài và bén của nàng; Trong khi đó, ngay sau khi bữa ăn bằng cơm sạch và thơm mà những hạt gạo đen đã được lấy đi từ đó, được dâng đến cho vợ của ông ta thì nó trở thành phẩn có mùi hôi thối và ghê tởm; bị làm thủng lỗ chỗ bởi nhiều loại sâu, bà ta thường nắm chắc phẩn ấy bằng hai bàn tay và cảm thọ đau khổ lớn khi ăn lấy nó.

Bấy giờ, khi bốn người này đã sanh trong cõi Ngạ quỉ và đang chịu đau khổ lớn thì Ðại Ðức Moggallaana, khi đang đi dạo quanh những ngọn núi vào một ngày nọ, đi đến tại chỗ ấy và trông thấy chúng. Trưởng lão dò hỏi những nghiệp mà chúng đã tạo bằng câu kệ này:

 

1. "Một người thì cầm trấu trong tay trong khi có người nữa; và người đàn bà này thì ăn thịt và máu của chính mình; còn ngươi thì ăn phẩn dơ dáy và gớm ghiếc - đây là kết quả của nghiệp nào?"

 

Chú giải:

1. Ở đây TRẤU (bhusaani) những vỏ lúa. MỘT (eko) một mình. Của lúa: Saalim = saalino; đây là đối cách với sức mạnh của sở hữu cách: Hắn thường rải những vỏ trấu cháy đỏ trên đầu của hắn - Ðây là ý nghĩa. LẠI MỘT NGƯỜI KHÁC: punaaparo = puna aparo (phối hợp cách); hắn là người đã đánh vào đầu của mẹ nên bị lãnh quả bằng cái đầu bị nứt ra sau khi đánh vào đầu của hắn bằng cái búa sắt - Chính liên quan đến điều này khiến vị ấy nói. THỊT VÀ MÁU CỦA CHÍNH NÀNG (sakama.msalohita.m): nàng ăn thịt và máu từ cái lưng của chính nàng. - Ðây là cách nên đuợc hiểu. NHỜM GỚM (akanmtika.m) khó chịu, không đáng ưa thích, nhờm gớm. ÐÂY LÀ KẾT QUẢ CỦA NGHIỆP GÌ? (Kissa aya.m vipaako): ý nghĩa rằng đây là kết quả của ác nghiệp nào khiến bây giờ người đang chịu?

Khi Trưởng lão đã dò hỏi như vậy về những ác nghiệp mà chúng đã làm, người vợ của vị thương nhân bất lương khi ấy bèn nói những câu kệ này để giải thích những nghiệp được làm bởi tất cả họ:

 

2. Người này trong quá khứ đã làm hại mẹ của mình, trong khi người này là một vị thương nhân bất lương; Người này ăn thịt và dối gạt bằng sự nói dối.

3. Khi tôi còn làm người ở trong cõi người, tôi là một người vợ nhà và là nữ gia chủ của toàn thể gia đình; Dầu ở trong tầm tay, tôi đã giấu cái này và chẳng cho đến một ai một miếng nào của cái này, tự che đậy mình bằng cách nói dối rằng, " không có cái gì trong ngôi nhà này cả; nếu có mà tôi đã đem giấu thời xin cho vật thực của tôi sẽ là phẩn!".

4. Chính do kết quả của nghiệp ấy và do bởi sự kiện rằng tôi đã nói dối nên bữa ăn bằng gạo thơm này biến thành phẩn dành cho tôi.

5. Các nghiệp không phải không có quả, cũng chẳng có nghiệp nào tiêu diệt, vì tôi phải ăn và uống phẩn có những con dòi và có mùi hôi thối này.

 

Chú giải:

2. Ở đây NGƯỜI NÀY (aya.m): Bà ta nói khi chỉ về đứa con trai của Bà ta. LÀM HẠI (hi.msati): nó tấn công bằng bạo lực, nghĩa là nó đánh bằng một cái búa. VỊ THƯƠNG NHÂN BẤT LƯƠNG (Kuu.tavà.nijo): một tên thương nhân vô lại, nghĩa là người mà hành nghề bằng sự gian dối. ÐÃ ĂN THỊT (ma.msaani khaaditvaa): đã ăn, bỡi chính nàng, món thịt được cung cấp để dùng dành cho những người khác và dối gạt bằng sự nói dối, khi nói rằng nàng đã không ăn nó.

3. MỘT NGƯỜI VỢ NHÀ (aagaari.nii): nữ gia chủ. DẦU Ở TRONG TẦM TAY (santesu): dầu có sẵn phương tiện sống và người khác đang ngã tay xin. TÔI ÐÃ GIẤU CÁI NÀY (pariguuhaami): tôi đã che dậy cái này, điều này được nói với sự méo mó về thời gian. TỰ CHE MÌNH (chaademi): Nàng che mình bằng sự nói dối. "Chẳng có cái nào ở nhà của tôi cả".

4. BIẾN THÀNH PHẨN DÀNH CHO TÔI (guutha.m me parivattati): bữa ăn bằng gạo thơm này biến thành, chuyển thành phẩn vì nghiệp ấy của tôi.

5. KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ KẾT QUẢ (aava~njhaani): không phải vô ích, không phải không có kết quả. CŨNG CHẲNG CÓ NGHIỆP NÀO TIÊU DIỆT CẢ. (na hi kamma.m vinassati) chẳng có nghiệp nào tiêu diệt cả khi đã được gieo tạo rồi mà lại không trổ quả. CÓ NHỮNG CON GIÒI (kimiina.m) có những con giòi, đầy những họ hàng nhà sâu bọ. PHẨN (miơha.m): Phẩn. Phần còn lại hoàn toàn tự rõ ràng, bởi vì nó được nêu ra ở trên rồi.

Khi Trưởng lão đã nghe qua điều mà petii ấy đã phải nói ra, vị ấy nêu lên vấn đề ấy với đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy nó làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết Pháp cho hội chúng đã hội họp ở đó. Thời Pháp đó đem lại lợi ích cho những người ấy.

-ooOoo-

III.5 TIỂU NHI QUỈ SỰ
(KUMAARA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Trí tuệ của đấng Thiện Thệ thật vi diệu". Ðây là Tiểu nhi quỉ sự. Câu chuyện ấy xuất phát như thế nào?

Tương truyền rằng tại thành Saavatthi có nhiều thiện tín tự tổ chức thành một nhóm Phật tử và đã dựng lên ở trong thành phố ấy một Phước xá lớn và trang hoàng nó bằng những tấm vải có đủ màu sắc. Vào lúc sáng sớm, họ thỉnh Bậc Ðạo sư và chư Tăng đến và thỉnh chư Tăng có đức Phật dẫn đầu ngồi trên những chỗ ngồi được trải bằng những tấm khăn trải đắc giá, có phẩm chất cao nhất, cúng dường các Ngài những vật thơm và những bông hoa v.v... và tổ chức một cuộc lễ cúng dường long trọng. Khi trông thấy cảnh này thì một người đàn ông nọ, có tâm bị che ám bởi bợn nhơ của lòng bỏn sẻn, không thể chịu đựng sự cúng dường như vậy, bèn nói rằng, "Thật tốt hơn tất cả nếu những thứ này được mang vào trong đống rác còn hơn là cho đến những tên đầu trọc nầy". Khi nghe qua điều này thì những thiện tín, tâm của họ bị xúc động, bèn suy xét rằng, "Quả thật trầm trọng thay ác nghiệp đã sanh lên trong người đàn ông bằng điều mà ông ta xúc phạm đến chư Tăng có đức Phật dẫn đầu". Họ thuật lại vấn đề ấy với mẹ của anh ta và nói rằng, "Bà nên đi và sám hối đức Thế Tôn và những thinh văn đệ tử của Ngài". "Tốt lắm", Bà ta đồng ý và khi đã quở trách đứa con trai của bà ta, đe doạ hắn, bà đi đến đức Thế Tôn và chúng Tỳ kheo và sám hối, thú nhận điều lầm lỗi mà con trai của bà đã vị phạm, và cúng dường đức Thế Tôn và chư Tăng trong bảy ngày bằng những vật thí có món cơm dẻo.

Chẳng bao lâu sau, đứa con trai của bà ta chết và sanh vào trong bào thai của một cô gái điếm sống bằng những việc làm nhơ bẩn. Bấy giờ nàng nhận ra rằng nó là một đứa con trai ngay khi nó vừa sanh ra và sai người bỏ nó trong bãi tha ma. Nó nằm ở đó, được bảo vệ bởi năng lực của những việc phước của nó và, không bị quấy rầy bởi ai cả, ngủ an vui tựa như trong lòng mẹ của hắn. Người ta nói rằng những những vị chư Thiên đã bảo vệ hắn. Rồi khi đến rạng sáng, đức Thế Tôn đã xuất khỏi đại bi định và đang dò xét thế gian bằng Phật nhãn của Ngài, Ngài trông thấy đứa bé bị bỏ hoang trong bãi tha ma và vào lúc mặt trời mọc, đi đến bãi tha ma ấy. Dân chúng kéo đến khi nói rằng, " Bậc Ðạo sư đã đến đây; chắc Ngài có mục đích nào đó ở đây". Ðức Thế Tôn nói với hội chúng đã hội hợp ở đó rằng, "đứa bé này không nên bị coi thường; cho dù bây giờ nó bị bỏ trong bãi tha ma này trong trạng thái bơ vơ, nhưng trong tương lai nó sẽ được sự thù thắng cao tột cả trong đời sống này và cả trong đời sống mai sau". Ðược hỏi bởi những người ấy, "Bạch đức Thế Tôn, nó đã làm nghiệp gì trong kiếp quá khứ"; Ngài bèn giải thích nghiệp mà đứa bé đã làm và sự vinh quang mà nó sẽ đạt được trong tương lai, bằng những câu kệ bắt đầu rằng:

"Vinh dự cao tột đang được thể hiện bởi dân chúng đến chư Tăng có đức Phật dẫn đầu trong khi người kia thì có sự lầm lẫn trong tâm và có lời nói lời thô lỗ, những lời nói khiếm nhã".

Ngài thuyết giảng chánh pháp thích hợp với những căn tánh của chúng sanh đang hội họp ở đó và sau đó thuyết diệu pháp mà chính chư Phật đã giác ngộ (khổ, tập, diệt, đạo). Vào lúc kết thúc của thời Pháp ấy, tuệ quá sanh lên trong tám mươi bốn ngàn chúng sanh. Và trước mặt đức Thế Tôn một người đàn ông giàu có, có đến tám mươi ko.ti, đã nhận nuôi đứa bé khi nói rằng, "Nó sẽ là con của tôi." Ðức Thế Tôn nói rằng, "Ðứa bé này được bảo vệ bởi tài sản lớn như vậy và được sự giúp đỡ của mọi người". Và Ngài đi về tinh xá, và đúng lúc, khi người đàn ông giàu có chết, cậu ta kế thừa tài sản được để lại bằng di chúc của ông ta và khi tổ chức công việc trong gia đình, cậu ta trở thành một gia chủ có tài sản lớn trong cùng thành phố ấy và hăng say làm những việc phước như bố thí v.v... Rồi một hôm nọ, các vị Tỳ kheo bắt đầu bàn luận với nhau trong giảng đường chánh Pháp rằng, "Quả thật kỳ diệu thay về lòng bi mẫn của Bậc Ðạo sư đối với chúng sanh; Ðúng vậy, ngay cả đứa bé ấy là kẻ mà lúc bấy giờ đang ở trong trạng thái bơ vơ nay lại thọ hưởng sự vinh quang vĩ đại và đang thực hành những việc phước cao cả".

Khi nghe qua điều này, Bậc Ðạo sư trả lời rằng, "Này các Tỳ kheo, đây không phải là toàn thể chừng mức của sự vinh quang của cậu ta; vì quả thật vậy, vào lúc thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ tái sanh làm con của Sakka, vua của chư thiên, trong cõi ba mươi ba và được sự vinh quang lớn của chư Thiên.". Khi nghe qua điều này, các vị Tỳ kheo và dân chúng bèn tán dương trí tuệ vô song của Bậc Ðạo sư, người ta nói rằng, "khi đức Thế Tôn toàn tri trông thấy điều cần được làm thì Ngài đi đến đó, giúp đỡ người mà đã bị bỏ đi trong bãi tha ma hôi hám ấy ngay khi cậu ta mới sanh ra", và nói về biến cố liên quan đến người ấy trong suốt cuộc đời của họ. Những vị kết tập Tam tạng nói những câu kệ để giải thích vấn đề này:

 

1. "Trí tuệ của đức Thiện Thệ thật vị diệu; Bậc Ðạo sư đã trả lời theo cá nhân: Dầu có tràn đầy phước báu nhưng có người trở thành hạ sanh, trong khi dầu có phước báu giới hạn nhưng có người lại trở nên cao quí.

2. Ðứa bé này bị bỏ rơi trong bãi tha ma, vẫn sống suốt đêm bằng sự ẩm ướt của ngón tay cái: Chẳng phải những quỉ Doạ Xoa hay những loài bò sát mà có thể quấy rầy đứa bé, là một người đã làm những việc phước rồi.

3. Tuy nhiên, những con chó liếm chân của nó trong khi những con quạ và những con giả can thì vây quanh nó; những đàn chim lấy đi những thứ nhơ uế của sự sanh con, trong khi những con quạ thì lấy đi ghèn từ con mắt của nó.

4. Không ai đem đến cho nó sự bảo vệ, cũng chẳng cho nó thuốc men hay sự hun khói bằng hạt cải, họ cũng chẳng chú ý những sự liên kết của các vì sao hay thậm chí rải ra tất cả những hạt ngũ cốc.

5. Bị rơi vào trong trạng thái khốn khổ như bị mang đi vào lúc ban đêm và bị bỏ rơi trong bãi tha ma và, run rẫy như khúc bơ tươi, đời sống không chắc chắn, tuy nhiên vẫn tồn tại.

6. Người được chư Thiên cung kính và loài người trông thấy vị ấy; vừa khi trông thấy nó, Bậc vô thượng tri bèn công bố rằng, "Ðứa bé này sẽ thành người thuộc gia đình cao cả nhất của thành phố này do bởi tài sản của nó".

7. "Nó đã thọ trì điều gì, bấy giờ phạm hạnh của nó là gì? do kết quả của thiện hạnh nào khiến sau khi đi đến cảnh ngộ như vậy, nó lại có thể tiếp tục hưởng một tiềm năng như thế này?"

 

Chú giải:

1. Ở đây VI DIỆU (Accheraruupa.m): có bản chất thù diệu. TRÍ TUỆ CỦA ÐỨC SUGATA (sugatassa ĩàịa.m): Trí tuệ của Ðức Chánh biến Tri không được san sẽ bởi những người khác - người ta nói về sự toàn giác của Ngài như trí tuệ biết về những khuynh hướng hay những căn tánh của một người v.v.. làm sao mà trí tuệ này không ở trong tâm của những người khác? Có người nói rằng, "Bậc Ðạo sư trả lời theo cá nhân", Ðiều này chỉ cho thấy rằng Duy chỉ qua giáo Pháp của Ngài mà bản tánh kỳ diệu về trí tuệ của Ngài trở nên sáng tỏ. Rồi để chứng minh phương Pháp trả lời này, người ta nói rằng, "dầu có đầy đủ phước báu nhưng vẫn tại trở thành hạ sanh, dầu có phước giới hạn nhưng vẫn có người trở thành cao quí". Ðây là ý nghĩa: Dầu có đầy những thiện Pháp, một số cá nhân ở đây trở thành thấp hèn về dòng dõi v.v... Do bởi một ác nghiệp thuộc loại đã được duy trì, đã tiềm ẩn trong tâm, trong khi dầu có phước trong giới hạn, dầu có ít phước hơn, nhưng một số chúng sanh, do gặp được mảnh ruộng phì nhiêu v.v... nên đã trở thành cao quí do bởi oai lực của phước ấy.

2. TRONG BÃI THA MA (Sìvathikaa ya): trong nghĩa trang. BẰNG SỰ ẨM ƯỚT CỦA NGÓN TAY (A"ngu.t.thasnehena): Bằng sự ẩm ướt mà đến từ ngón tay, nghĩa là bằng sửa mà chảy ra từ ngón tay của vị Devataa, CHẲNG PHẢI QUỈ DOẠ XOA HAY LOÀI BÒ SÁT (na yakkhabhuutaa na sirimsapaa vaa): chẳng phải những loài quỉ Pisaaca hay những loại quỉ dạ xoa hay những loài bò sát hay bất cứ loài nào mà bò khi di chuyển chỗ này chỗ kia. CÓ THỂ QUẤY RẦY (na vihe.thayeyyu.m): có thể đàn áp tấn công.

3. LIẾM HAI BÀN CHÂN CỦA NÓ (palihi.msu paade): liếm hai bàn chân của nó bằng những cái lưỡi của chúng. NHỮNG CON QUẠ (Dha"nkaa): NHỮNG CON QUẠ (Kaakaa): NHỮNG CON GIẢ CAN VÂY QUANH NÓ (si.ngaalaa parivattayanti): vây quanh nó một cách liên tục để bảo vệ nó, để duy trì trạng thái về sức khỏe của nó, khi nghĩ rằng, "Ðừng để ai làm hại đứa bé này!" NHỮNG VẬT BẤT TỊNH CỦA SỰ SANH ÐẺ (Gabbhaasaya.m): những chất nhơ của sự sinh đẻ. NHỮNG ÐÀN CHIM (pakkhiga.naa): Những đàn chim như kênh kênh, diều hâu v.v... LẤY ÐI (haranti): tha đi. CHẤT TỪ HAI CON MẮT CỦA NÓ (Akkhi mala.m): chất dơ được tiết ra từ hai con mắt của nó.

4. KHÔNG AI (Keci): không ai thuộc về loài người, vì những vị phi nhân đã bảo vệ. THUỐC MEN (Osadha.m): thuốc giải độc đem lại sức khỏe cho cả lúc ấy và trong tương lai. HAY SỰ HUN KHÓI BẰNG HẠT CẢI (Saasapadhuupana.m vaa): sự hun khói mà người ta làm bằng hạt cải để bảo vệ trong lúc đứa bé mới sanh ra; Người ta giải thích rằng không có việc nào được làm ngay cả điều này dành cho nó. NGƯỜI TA THẬM CHÍ CŨNG KHÔNG CHÚ Ý ÐẾN SỰ GIAO HỘI CỦA CÁC VÌ SAO: Nakkhattayoga.m pina uggahesu"m = nakkhattayutta.m pi na ugga.nhi.msu (thể văn phạm hoán chuyển), nghĩa là không ai ném số tử vi của cậu bé dầu bằng cách như là, người này sanh ra dưới một dấu hiệu của hoàng đạo, dưới một ngôi sao đó đó, vào một ngày âm lịch đó đó và vào thời gian chính xác này" HAY NGAY CẢ RẢI RA TẤT CẢ HẠT NGŨ CỐC (Na sabbadha~n~naani pi aakiri.msu). Người ta rải ngũ cốc như lúa v.v... được trộn chung với dầu hạt cải để tạo nên một hành động may mắn, như một loại thuốc giải độc đối với bịnh tật, nghĩa là họ không làm điều này cho cậu ta.

5. NHƯ VẬY (Etaadisa.m) như thế. BỊ BỎ RƠI VÀO TRONG TÌNH TRẠNG KHỐN KHỔ HOÀN TOÀN (Uttamakicchapatta.m). Gặp phải tình trạng khốn khổ khốc liệt, rơi vào cảnh đau đớn cùng cực. NHƯ BỊ MANG ÐI VÀO LÚC BAN ÐÊM: Rattaa bhata.m = rattiya.m àbhata.m (phối hợp cách). NHƯ CỤC BƠ TƯƠI (noniitapi.n.da.m viya): giống như cục bơ tươi. Run rẫy (Pavedhamaana.m): run rẫy vì tình trạng còn yếu của nó. Không chắc chắn (sasa.msaya.m) đầy hoài nghi do bởi tánh không chắc chắn rằng liệu cậu bé có sống hay không. TUY VẬY VẪN CÓ ÐỜI SỐNG TỒN TẠI (jiivitasaavasesa.m) tuy vậy, với chỉ mạng sống mỏng manh nhất vẫn đang tồn tại do bởi sự vắng mặt của những vật chất mà đối với chúng sanh là phương tiện để duy trì mạng sống.

6. SẼ TRỞ THÀNH NGƯỜI TRONG GIA ÐÌNH CAO CẢ NHẤT DO TÀI SẢN CỦA VỊ ẤY (aggakuliko bhavissati bhogato): nghĩa là cậu ta sẽ trở thành người trong gia đình cao cả nhất, trong gia đình tốt nhất, do bởi tài sản của vị ấy, do bởi của cải của vị ấy. Câu kệ bắt đầu bằng: "Sự thọ trì nào là của vị ấy" được nói đến bởi những thiện tín, về nghiệp làm bởi cậu ta, được hỏi bởi những người ở trong bãi tha ma ấy - đây là cách nên được hiểu.

7. Ở đây CÁI GÌ LÀ CỦA VỊ ẤY: ki'ssa = kim assa (phối hợp cách). Sự thọ trì (vata.m) thực hiện một phận sự. Lại một lần nữa về cái gì? (Kissa) thuộc loại thiện hạnh nào, phận sự và phạm hạnh nào?- đây là cách nên được hiểu, sự biến cách của nó đã bị hoán chuyển. NHƯ VẬY (etaadisa.m): như sanh vào trong bào thai của một cô gái điếm và bị bỏ rơi trong bải tha ma. MỘT CẢNH NGỘ (vyasana.m ): sự rủi ro. NHƯ VẬY (taadisa.m): rất to lớn, nghĩa là, được tồn tại suốt cả đêm bằng sự ẩm ướt của ngón tay v.v.... Cũng như cậu bé này sẽ được trở thành người trong gia đình cao cả nhất trong thành phố này v.v... TIỀM LỰC (iddhi.m) chỉ về sự vinh quang của chư thiên, về năng lực thần thông của một vị chư thiên.

Bấy giờ đức Thế Tôn, khi được hỏi theo cách ấy bởi những thiện tín ấy, bèn trả lời theo đó; những vị kiết tập tam tạng nói lên bốn câu kệ để chứng minh điều này.

 

8. Vinh dự cao tột đang được thể hiện bởi những người dâng đến chư Tăng có đức Phật dẫn đầu, trong khi cậu ta thì có sự lầm lạc trong tâm và nói những lời thô lỗ, khiếm nhã.

9. Khi cậu ta đã loại trừ ý nghĩ ấy và sau đó có được sự hoan hỉ và lòng tịnh tín, cậu ta đã hầu hạ Ðức Tathaagata mà đang ngụ ở Jetavana, trong bảy ngày, bằng món cơm dẻo.

10. Ðó là sự thực hành của cậu ta, đó là phạm hạnh của cậu ta, đây là kết quả của thiện hạnh ấy, sau khi đã đi đến một cảnh ngộ như vậy, cậu ta có thể đi tiếp để hưởng một tiềm lực như thế này.

11. Sau khi tồn tại ngay ở đây trong một trăm năm, được cung cấp bằng tất cả mọi điều mong muốn mà vị ấy muốn, vào lúc thân hoại mạng chung, ra đi cọng trú với vaasava trong cuộc sống kế tiếp".

 

Chú giải:

8. Ở đây BỞI NHỮNG NGƯỜI DÂN (sanataa): Bởi tập thể những người hình thành nhóm thiện tín ấy - Ðây là ý nghĩa. KHI (tatta): Vào lúc tỏ sự tôn kính. Vị ấy (tassa): cậu bé ấy CÓ SỰ LẦM LẠC TRONG TÂM (cittassa ahu a~n~nathata.m: trong kiếp trước tâm của cậu ấy có bản chất lầm lạc và cậu ta thiếu sự tôn kính và sự tin tưởng. KHIẾM NHÃ (asabbhi.m): cậu ta nói thô lỗ và không đáng được nghe giữa những người có giới đức.

9. NGƯỜI ẤY (so): Người này (vừa mới được nêu ra). Ý nghĩ ấy (ta.m vitakka.m): ý nghĩ ác. ÐÃ LOẠI TRỪ (pativinodiyitvaa): Ðã làm tiêu tan do bởi sự khuyên can từ mẹ của cậu ta. ÐÃ LẤY ÐƯỢC SỰ HOAN HỶ VÀ LÒNG TỊNH TÍN (patipasaada.m patiladdhaa) cậu ta đã dành được, cậu ta đã làm cho sanh lên, hoan hỉ và lòng tịnh tín. CẬU TA HẦU HẠ BẰNG MÓN CƠM DẺO (yaaguyaaupa.t.thaasi): cậu ta hầu hạ bằng những vật thí gồm các món cháo. TRONG BẢY NGÀY (sattaratta.m): trong bảy ngày.

10. ÐÓ LÀ SỰ THỌ TRÌ CỦA CẬU TA, ÐÓ LÀ PHẠM HẠNH CỦA CẬU TA (ta'ssà vata.m ta.m pana brahmacariya.m): Lòng tịnh tín trong tâm và vật thí ấy theo cách đã được giải rõ bởi tôi ở trên là sự thọ trì của người này cùng với phạm hạnh của vị ấy, nghĩa là chẳng có gì khác ngoài điều này.

11. SAU KHI TỒN TẠI (thatvaana): Sau khi vị ấy đã tồn tại ngay ở đây; trong cõi người cho đến cuối cuộc đời của vị ấy. TRONG ÐỜI SỐNG KẾ TIẾP (abhisa.mparaaya.m) trong kiếp sống kế tiếp của vị ấy. VỊ ẤY SẼ RA ÐI CỘNG TRÚ VỚI VAASAVA (sahavyata.m gacchati vaasavassa): vị ấy sẽ từ giã cõi đời và sống chung với sakha, chúa của chư thiên, làm con trai của vị ấy; đây là câu nói ở thì hiện tại mang ý nghĩa của thì tương lai. Phần còn lại đã tự rõ ràng.

-ooOoo-

III.6 QUỈ SỰ SERINII
(SERINII PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Ngươi trần truồng và có hình tướng xấu xí". Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Jetavana, liên quan đến nữ Ngạ quỉ Serinii .

Tương truyền rằng tại Hatthinipura, trong vương quốc của những người kuru, có một cô gái điếm tên là Serinii . Bấy giờ có những vị Tỳ kheo từ chỗ này chỗ nọ kéo đến đó với mục đích làm lễ Uposatha và trở thành một hội chúng đông đảo những vị Tỳ kheo. Khi trông thấy cảnh này, những người dân sửa soạn những vật thí như mè, gạo v.v.... thục tô, bơ tươi và mật ong v.v... và tổ chức một buổi lễ cúng dường lớn. Bấy giờ vào thời ấy, cô gái điếm ấy chẳng có đức tin hay lòng tịnh tín, và tâm của nàng bị che ám bởi bợn nhơ của lòng bỏn sẻn. Mặc dù dân chúng đã ra sức thuyết phục nàng khi nói rằng, "Hãy đến và tỏ lòng tuỳ hỷ của cô với sự bố thí vật thực này!" Nhưng nàng vẫn tỏ ra hoàn toàn không có lòng tịnh tín khi nói rằng, "Có lợi ích gì trong việc bố thí đến những vị Sa môn trọc đầu này? Tại sao tôi phải cho đi dầu chỉ một vật nhỏ nhặt?" Ðúng lúc nàng chết và tái sanh làm một petii trong một hào rãnh của một thị trấn của biên giới nọ. Bấy giờ, một Thiện Nam nọ của vùng Hatthinipura đã đi đến thành phố ấy để buôn bán và trải qua suốt đêm, lúc gần sáng, anh ta đi đến cái hào ấy để làm một công việc nọ. Khi nàng trông thấy anh ta ở đó, nàng bèn nhận ra anh ta và, khi đứng không cách xa, tự hiện ra trần truồng với thân chỉ có da và xương còn lại mà thôi, một cảnh tượng nhòm gớm vô cùng. Khi anh ta trông thấy nàng, anh ta bèn hỏi nàng câu kệ này:

 

1. "Nàng trần truồng và có hình tướng xấu xí, gầy ốm với những đường gân lộ ra, này kẻ gầy ốm với những sườn lộ ra, bây giờ ngươi là ai mà đứng ở đây?"

Nàng cũng nói cho anh ta biết về mình về bằng câu kệ này:

 

2. "Thưa ông, tôi là một nữ Ngạ quỉ, đã đi đến kiếp sống đau khổ trong cõi Yama . sau khi đã tạo ác nghiệp, tôi đã ra đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ".

Anh ta bèn hỏi nàng một lần nữa về nghiệp mà nàng đã tạo bằng câu kệ này:

 

3. "Bây giờ ác nghiệp nào được làm bởi nàng, bằng thân, khẩu hoặc ý? do kết quả của nghiệp nào khiến nàng đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ?"

Và rồi nàng bèn kể cho anh ta nghe về nghiệp mà nàng đã tạo và, thêm nữa, điều cần được làm bởi anh ta để đem lại lợi ích cho nàng, bằng sáu câu kệ này:

 

4. "Tôi đã kiếm những đồng tiền ở những nơi tắm công cộng; dầu những vật thí ở trong tầm tay nhưng tôi đã không làm chỗ nương tựa cho tôi.

5. Bị khát bỏng, tôi đi đến con sông, nhưng nó trở nên trống rỗng; giữa sức nóng tôi đi đến bóng mát nhưng nó trở nên bị thiêu đốt bởi mặt trời.

6. Và một cơn gió như ngọn lửa thổi lên người tôi, đốt cháy tôi, nhưng tôi đáng bị như thế này, thưa ông. Và sự đau khổ khác còn khinh khủng hơn thế này.

7. Khi ông đi đến Hatthinipura, ông nên nói với mẹ tôi rằng: "tôi đã trông thấy con gái của bà đã đi đến kiếp sống đau khổ trong thế giới của Yama . Sau khi đã làm ác nghiệp, nàng đã đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ.

8. Ở đây có cái được để dành nhưng không được công bố bởi tôi. Khoảng bốn trăm ngàn ở dưới chiếc giường.

9. Từ món tiền này, bà nên bố thí giùm cho tôi; bà cũng có thể dùng một phần số tiền ấy để cung cấp cho sự nuôi mạng của bà, nhưng khi bà đã cho những vật thí thì mẹ của tôi nên hồi hướng phước thí ấy cho tôi; thời tôi sẽ hạnh phúc và có được dồi dào những điều mà tôi muốn."

 

Chú giải:

4. Ở đây TẠI NHỮNG CHỖ TẮM CÔNG CỘNG (aanva.tesu titthesu): tại những chỗ tắm như những con sông hay những hồ nước v.v... Mà không được kiểm soát bởi ai cả, tại những chỗ như vậy là những chỗ mà người ta tắm rửa thân mình: TÔI TÌM KIẾM NHỮNG ÐỒNG TIỀN NHỎ (vicini adhamaasaka.m): bị chế ngự bởi lòng tham lam, tôi tìm kiếm Dầu những đồng tiền nhỏ nhặt nhất khi nghĩ rằng, "ở đây có lẽ ta có thể kiếm một cái gì đó mà mọi người đã để xuống và rồi đã quên." Hay nói cách khác, NHỮNG CHỖ TẮM CÔNG CỘNG (anaavatesu titthesu): Nơi mà những vị Sa-môn và những Bà-la-môn được tìm thấy - "Những chỗ tắm ấy" không được kiểm soát bởi sự đi đến của bất ai và là chỗ cung cấp nhưng phương tiện để làm thanh tịnh hạnh kiểm và làm thanh tịnh những khuynh hướng của chúng sanh. TÔI TÌM KIẾM NHỮNG ÐỒNG TIỀN NHỎ (vicini addhamaasaka.m): Với tâm bị chế ngự bởi bợn nhơ của lòng bỏn sẻn và không cho cái gì đến ai cả, đặc biệt tôi tìm kiếm ngay cả những đồng tiền nhỏ và không tích lũy điều phước nào. Vì lý do này mà nàng nói rằng, "dầu những vật thí ở trong tầm tay, nhưng tôi vẫn không làm chỗ nương tựa cho tôi".

5. BỊ KHÁT BỎNG (tasitaa): Bị khát. Trống rỗng (rittakaa); Dầu một con sông đang chảy đầy đến tràn ra để một con quạ có thể uống nước từ đó, nó lại trở nên trống rỗng và không có nước, trở nên chỉ có cát, vì ác nghiệp của tôi. GIỮA SỨC NÓNG (u.nhesu): Trong những lúc mà trời nóng. NÓ TRỞ NÊN BỊ THIÊU ÐỐT BỞI MẶT TRỜI (aatapo parivattati): Một chỗ có bóng mát, khi tôi đi đến thì nơi ấy trở nên bị thiêu đốt bởi sức nóng của mặt trời.

6. NHƯ NGỌN LỬA (Aggiva.n.no): Chạm vào như ngọn lửa. Vì lý do này mà nàng nói rằng nói rằng, 'thổi vào người của tôi khi thiêu đốt tôi'. NHƯNG TÔI ÐÁNG BỊ ÐIỀU NÀY, THƯA ÔNG (eta~n ca bhante arahaami): Nàng nói với vị thiện nam ấy một cách cung kính khi xưng hô với vị thiện nam ấy là 'thưa ông, nhưng tôi đáng bị đau khổ này như dã kể trên về sự đói khát v.v... Thưa Ngài, và nỗi khổ khác còn kinh khủng hơn thế nữa, còn khốc liệt hơn thế nữa, vì đã làm một ác nghiệp như vậy - đây là ý nghĩa.

7. Ông nên nói: vajjesi = vadeyyaasi (thể văn phạm hoán chuyển).

8. Ở ÐÂY CÁI ÐƯỢC ÐỂ DÀNH (NHƯNG) KHÔNG ÐƯỢC CÔNG BỐ (ettha nikkhita.m anakhaata.m): chừng mức của cái được để dành không được nói đến. Rồi nàng nói rằng, 'chừng bốn trăm ngàn ở dưới gầm giường,' chỉ về số lượng và chỗ mà nó đã được để vào. Ở đây, GIƯỜNG (palla~nkassa): Chiếc giường mà trước kia nàng đã nằm ở trên đó.

9. TỪ CÁI NÀY (tato): Hãy lấy một phần từ của cải để dành ấy và cho những vật thí đại diện cho tôi. CỦA BÀ TA (tassaa): Mẹ của tôi.

Khi Petii ấy đã nói như vậy, vị thiện nam liền đồng ý với điều mà nàng đã nói. vị ấy làm xong công việc của mình ở đó, đi đến Hatthinipura và thuật lại vấn đề với mẹ của nàng. Ðể giải rõ sự kiện này, những vị kiết tập Tam Tạng nói rằng:

 

10. "Tốt lắm," Vị ấy đồng ý và đi đến hatthinipura, nói với mẹ của nàng rằng: "Tôi đã trông thấy con gái của bà đã đi đến kiếp sống đau khổ trong thế giới của Yama. Sau khi đã làm ác nghiệp, nàng đã ra đi từ đây đến cõi của những ngạ quỉ.

11. Khi ấy nàng ra sức thuyết phục tôi khi nói rằng, "ông nên nói với mẹ của tôi rằng, Tôi đã trông thấy con gái của bà đã đi đến kiếp sống đau khổ trong thế giới của Yama. Sau khi đã làm ác nghiệp nàng đã ra đi từ đây đến cõi của những Ngạ quỉ.

Ở đây có cái được để lại nhưng không được công bố bởi tôi - Chừng bốn trăm ngàn ở dưới gầm giường.

13. Từ món tiền này, bà nên bố thí vật thực giùm cho tôi, số tiền ấy cũng có thể nuôi mạng cho bà. Và khi bà đã cho ra những vật thí, mẹ của tôi nên hồi hướng phước thí ấy đến cho tôi - Rồi tôi sẽ được hạnh phúc và có dồi dào những gì mà tôi mong ước.

14. Nhân đó bà ta cho ra những vật thí và hồi hướng phước thí ấy đến cho nàng - và Petii ấy được hạnh phúc và có thân trông xinh đẹp.

 

Chú giải:

Những lời này có thể được hiểu dễ dàng.

Khi đã nghe qua điều này, mẹ của nàng bèn cho ra những vật thí đến chúng tăng và hồi hướng những vật thí này đến cho nàng. Ðược an trú trong sự thù thắng về những phương tiện kiếm sống mà nàng đã thọ lãnh theo cách này, nàng hiện ra trước mặt của mẹ nàng và giải thích nguyên nhân của nó. Mẹ của nàng báo tin cho các vị Tỳ kheo biết và các vị Tỳ kheo nêu lên vấn đề ấy với đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy là nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết pháp đến hội chúng đã tụ họp ở đó. Thời pháp ấy đem lại lợi ích cho hội chúng ở đó.

-ooOoo-

pali-sans.gif (2720 bytes)


Mục lục | 1.a | 1.b | 1.c | 1.d | 2.a | 2.b | 2.c | 2.d | 2.e | 3.a | 3.b | 3.c | 4.a| 4.b | 4.c | 4.d

 


Cập nhật: 9-9-2001

Trở về mục "Kinh điển"

Đầu trang