Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
CHÚ GIẢI NGẠ QUỶ SỰ
Dịch từ Pali sang Anh Ngữ: PETER MASEFIELD
Tỳ kheo MINH HUỆ dịch Việt

[2.b]

II.3 MẪU QUỈ SỰ
(MATTAA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Người trần truồng và có hình tướng thô xấu".

Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Trúc lâm Viên, liên quan đến một nữ Ngạ quỉ nọ có tên là Mattaa .

Tương truyền rằng, tại Saavatthi có một vị trưởng giả nọ có đức tin và lòng tịnh tín. Vợ của ông ta, là người được biết đến bởi cái tên là Mattaa, không có đức tin cũng không có lòng tịnh tín, lại hay sân hận và không có con. Bấy giờ vị Phú hộ ấy, vì sợ dòng dõi của gia đình sẽ bị tuyệt dứt, bèn lấy một cô vợ khác tên là Tissaa từ một bộ tộc ngang hàng. Nàng có niềm tin và lòng tịnh tín, lại khả ái và hấp dẫn đối với chồng của nàng. Chẳng bao lâu nàng có thai và sau mười tháng hạ sanh một đứa con trai. Tên của nó là Bhuuta . Nàng trở thành nữ chủ của gia đình và hộ độ cho bốn vị Tỳ kheo một cách chu đáo. Người vợ không có con đem lòng ganh tỵ nàng. Một hôm nọ, cả hai cùng gội đầu và đang đứng với tóc ướt. Vị phú hộ đem lòng yêu thương Tissaa vì nàng có những đức tính, và thường đứng nói chuyện với nàng một cách thoải mái. Vì không thể chịu được điều này và đã có lòng ganh tỵ Mattaa, bèn quét nhà và đổ rác mà nàng đã gom lại lên đầu của Tissaa . Ðến đúng thời kỳ, nàng chết và sanh trong cõi ngạ quỷ, chịu đau khổ do nghiệp lực của nàng. Sự thống khổ này được biết đến qua bài kinh. Rồi một hôm nọ khi chiều tối, nàng hiện ra trước mặt Tissaa khi nàng đang tắm ở sau nhà. Khi trông thấy Nữ Ngạ quỉ, Tissaa bèn hỏi nàng câu kệ này:

 

1. "Ngươi trần truồng và có hình tướng thô xấu, gầy ôm với những đường gân lộ ra. Này con người ốm yếu, với những xương sườn lộ ra, bây giờ người là ai, người là ai mà đứng ở đây?

Ngạ quỉ trả lời bằng câu kệ này:

 

2. Tôi là Mattaa, nàng là Tissà. Tôi là vợ chung chồng với nàng trong kiếp quá khứ. Khi đã làm ác nghiệp, tôi đã ra đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ.

 

Chú giải:

2. Tôi là Mattaa, Nàng là Tissaa (Aha.m mattaa tuva.m Tissaa): Nàng có tên là Tissaa trong khi tôi có tên là Mattaa .

Tissaa hỏi nàng một lần nữa về nghiệp mà nàng đã tạo bằng câu kệ này:

 

3. Vậy nhiệp gì được làm bởi nàng bằng thân, khẩu hay ý? Do kết quả của nghiệp nào khiến nàng đi từ đây đến cõi Ngạ quỷ?"

Ngạ quỉ giải thích nghiệp mà nàng đã tạo bằng câu kệ này:

 

4. Tôi có tánh hung dữ và thô bạo, hay ganh tỵ, hèn hạ và xảo trá. Sau khi đã nói những lời ác về nàng, tôi đã đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ."

 

Chú giải:

4. HUNG DỮ (Ca.n.dii): Có tính sân hận. THÔ LỖ (Pharusaa): Nói lời thô lỗ. NHỮNG LỜI NÓI ÁC (Duruta.m): ác ngữ, ỷ ngữ.

Từ đây trở đi, họ tiếp tục nói chuyện qua lại với nhau bằng những câu kệ này:

 

5. "Tất cả điều này tôi cũng biết, nàng có sân hận như thế; nhưng có điều khác mà tôi muốn hỏi nàng: Tại sao thân nàng đầy bụi đất?"

6. "Cô đã tắm gội đầu của cô và đã ăn mặc và trang điểm sạch sẽ; tuy nhiên tôi vẫn còn nhiều hơn thế nữa, còn trang điểm nhiều hơn cô.

7. Trong khi tôi nhìn cô nói chuyện với chồng của chúng ta, nhân đó cô đã khiến lòng ganh tỵ mãnh liệt và sân hận sanh đến trong tôi.

 

8. Khi trông thấy cảnh này, tôi lấy một ít bụi và tung bụi ấy lên người của cô. Chính do kết quả của nghiệp ấy khiến tôi bị phủ đầy bụi".

9. "Tất cả điều này tôi cũng biết, về cách mà nàng đã đổ bụi lên tôi; nhưng có điều khác mà tôi muốn hỏi nàng: Tại sao nàng bị ăn mòn bởi bệnh ghẻ?"

10. "Cả hai chúng ta đều đi đến ven rừng để kiếm những cây thuốc. Cô thì mang về những cây thuốc trong khi tôi mang về cây Kapi kacchu .

11. Rồi chẳng có sự hay biết của cô về nó, tôi đã rải chúng lên giường của cô; chính do kết quả của nghiệp ấy khiến tôi bị ăn mòn bởi bệnh ghẻ ngứa".

12. "Tất cả điều này tôi cũng biết về cách mà nàng đã rải chúng lên giường của tôi. Nhưng có điều khác tôi muốn hỏi nàng: Tại sao nàng bị trần truồng?"

13. "Có một cuộc họp gồm bạn bè, cuộc hội họp của những quyến thuộc; và cô được yêu cầu đi chung với chồng của chúng ta, còn tôi thì không.

14. Rồi lợi dụng khi cô không biết đến, tôi đã lấy đi những y phục của cô. Chính do kết quả của nghiệp ấy khiến tôi bị trần truồng".

15. "Tất cả đều này tôi cũng biết, về chuyện nàng lấy y phục của tôi, nhưng có điều khác tôi muốn hỏi nàng: Tại sao nàng có mùi phẩn?"

16. "Tôi đã quăng những vật thơm, những tràng hoa và những loại dầu đắt giá vào trong nhà xí - ác nghiệp ấy được làm bởi tôi. Chính do quả của nghiệp ấy tôi có mùi phẩn".

17. "Tất cả điều này tôi cũng biết, về ác nghiệp ấy được làm bởi nàng; nhưng có điều khác mà tôi muốn hỏi nàng: Tại sao nàng có kiếp sống đau khổ?"

18. "Bất cứ của cải nào được tìm thấy trong nhà của chúng ta đều thuộc về của hai chúng ta đồng đều nhau. Tuy nhiên dầu những vật thí ở trong tầm tay của tôi, tôi lại không làm nơi nương tựa cho chính tôi. Chính do kết quả nghiệp ấy khiến tôi chịu kiếp sống đau khổ.

19. Rồi ngay cả khi cô nói với tôi rằng: "Chị đang đeo đuổi những ác nghiệp; chắc chắn chẳng phải do những ác nghiệp mà một kiếp sống hạnh phúc dễ dàng đạt đến?"

20. "Nàng đã đến với tôi từ bên trái, và điều tệ hại hơn nữa là nàng đã ganh tỵ với tôi. Hãy xem loại kết quả có được từ những ác nghiệp.

21. Nàng có nhà, có những người hầu và những nữ trang này. Bây giờ những thứ này đã bị những người khác hưởng. Những vật sở hữu không tồn tại mãi mãi.

22. "Cha của Bhuuta bấy giờ đang từ chợ về nhà. Có lẽ ông ta sẽ cho nàng một ít gì đó. Hãy đợi cho đến lúc ấy, đừng đi khỏi đây."

23. "Tôi trần truồng và có hình tướng thô xấu, gầy ốm với những đường gân lộ ra. Ðiều này sẽ làm xấu hổ cho những người nữ. Ðừng để cha của Bhuuta trông thấy tôi".

24. "Thôi được, tôi có thể cho nàng cái gì đây, hoặc tôi có thể làm gì cho nàng để nàng có thể được hạnh phúc và có đầy đủ tất cả những gì nàng muốn?".

25. "Bốn Tỳ kheo là Chư Tăng, và bốn vị là bốn bậc - Hãy tiếp đãi tám vị Tỳ kheo này và hồi hướng phước thí ấy đến cho tôi. Rồi tôi sẽ được hạnh phúc và có đầy đủ tất cả những gì mà tôi muốn".

26. "Tốt lắm!" Nàng đồng ý. Nàng cúng dường vật thực đến tám vị Tỳ kheo, mặc y phục cho họ và hồi hướng phước thí ấy đến cho nàng.

27. Ngay khi Tiissaa hồi hướng phước thí này thì kết quả hiện ra: vật thực, y phục, và thức uống, là kết quả của phước thí này.

28. Nhân đó nàng trở nên thanh tịnh, mặc y phục sạch sẽ và tươi sáng, mặc những thứ tốt hơn vải Kaasi và, được trang sức bằng nhiều loại y phục và những vật trang sức, nàng đi đến người vợ chung chồng với nàng.

29. "Ngươi là người đứng với sắc đẹp tuyệt trần, Này Devataa, khi chiếu sáng khắp các hướng như Dược vương tinh.

30. Sắc đẹp của ngươi như vậy là do cái gì? Do cái gì mà điều này được thành tựu cho ngươi ở đây và sẽ có sanh lên bất cứ cái gì mà tâm của ngươi quá thích?

31. Ta hỏi ngươi, này Devata, có đại oai lực, ngươi đã làm việc phước nào khi ngươi còn làm người? Oai lực sáng chói của ngươi như vậy là do cái gì và sắc đẹp của ngươi chiếu sáng khắp các hưởng?"

32. "Tôi là Mattaa, cô là Tissaa. Tôi là người vợ chung chồng của cô trong quá khứ. Sau khi đã làm ác nghiệp tôi đã đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ; Nhưng bây giờ, do vật thí được cho bởi cô, tôi được an lạc, chẳng có gì để sợ từ bất cứ hướng nào.

33. Này em gái, cầu chúc em được trường thọ, cùng với tất cả những quyến thuộc của em, và cầu chúc em đạt đến thế giới của những vị Vasavatti, là chỗ mà không có sầu muộn và ô nhiễm.

34. Hãy xử sự ở đây cho đúng chánh pháp và hãy cho ra những vật thí, hỡi cô gái xinh đẹp; Hãy đoạn trừ bợn nhơ của lòng ích kỷ cùng với cội rễ của nó và đi về cõi chư Thiên mà không mang theo tội gì".

 

Chú giải:

5. TẤT CẢ ÐIỀU NÀY TÔI CŨNG BIẾT RẰNG NÀNG ÐÃ NÓNG GIẬN NHƯ THẾ NÀO (Sabba.m aha.m pi jaanaami yathaa tva.m ca.n.dikaa ahu): "Tôi là người có tánh sân hận và cộc cằn thô lỗ", đó là câu mà nàng đã nói, tôi cũng biết tất cả những điều này - rằng nàng sân hận như thế nào, có tánh nóng giận, nói lời thô lỗ, ganh tỵ, hèn hạ và xảo trá. NHƯNG CÓ ÐIỀU KHÁC MÀ TÔI MUỐN HỎI NÀNG (a~n~na~n ca kho tva.m pucchaami): Nhưng bây giờ có điều khác mà tôi muốn hỏi nàng. TẠI SAO NÀNG BỊ LẤM ÐẦY BỤI NHƯ THẾ (Kenaasii Pa.msugu.n.thitaa). Do nghiệp nào nghiệp nào khiến nàng bị phủ đầy bụi và rác rưởi như thế, nghĩa là do nghiệp gì mà bụi và rác phủ đầy trên khắp thân thể của Nàng?

6. CÔ ÐÃ GỘI ÐẦU (Siisa.mnahaataa): Cô đã tắm từ đầu xuống. CÒN NHIỀU HƠN THẾ NỮA (adhimatta.m): Nhiều hơn vô chừng. ÐƯỢC TRANG SỨC CÒN NHIỀU HƠN (Sa mala.nkataraa): Ðược trang sức hoàn toàn và rất lộng lẫy. Một cách đọc hoán chuyển là vô cùng (Adhimattaa): Say đắm cực kỳ, say đắm trong xảo trá và ngã mạn, nghĩa là nói xiêng nói xỏ. HƠN CÔ (Tayaa): Hơn cô, cô em ạ.

7. CÔ NÓI CHUYỆN VỚI CHỒNG CỦA CHÚNG TA (Saamikena samantayi): Cô nói với chồng của chúng ta, nghĩa là nói với một người khác.

9. BỊ ĂN MÒN BỞI BỆNH GHẺ NGỨA (Khajjaasi kacchuyaa): Bị gặm r.ta bởi bệnh ghẻ ngứa, bị hành hạ bởi nó.

10. KIẾM NHỮNG CÂY THUỐC; Bhesajjahaarii= Bhesajjahaariniyo (Thể văn phạm hoán chuyển); Ði hái thuốc. CẢ HAI CHÚNG TA (Ubhayo): Hai người chúng ta, nghĩa là tôi và cô. ÐẾN VEN RỪNG (Vananta.m): Ðến KHU rừng. CÔ ÐEM VỀ NHỮNG CÂY THUỐC (Tva~n ca Bhesajja.m aahari): Cô đem về những cây thuốc mà sẽ có lợi cho cô, đúng như đơn kê của thầy thuốc TRONG KHI ÐÓ TÔI ÐEM VỀ NHỮNG CÂY Kapikacchu (aha~nca kapikacchuno): Trong khi đó tôi đem về những trái mà ai chạm vào thì bị ngứa ngáy. Kapikacchu được gọi theo cách khác là, "Saya.mguttaa ", trong trường hợp đó, nó có ý nghĩa là tôi đem về những lá và trái Saya.mgutta .

11. TÔI RẢI CHÚNG TRÊN GIƯỜNG CỦA CÔ (Sayya.m ty aaha.m samokiri.m): Tôi Rải khắp trên giừơng của cô những lá và trái Kapikacchu .

13. CỦA NHỮNG BẠN BÈ (Sahaayaana.m): của những người bạn. MỘT CUỘC HỘI HỌP (Samayo): Một cuộc họp. CỦA NHỮNG QUYẾN THUỘC (~Natiina.m): của những người bà con. MỘT CUỘC TỤ HỌP VỚI NHAU (Samitii). Một cuộc quay quần. YÊU CẦU (aamantitaa): Ðược mời đến dự hội. THEO CÙNG VỚI CHỒNG CỦA CHÚNG TA (Samaaminii): Cùng với chúa của chúng ta, nghĩa là cùng với người mà bảo dưỡng chúng ta. NHƯNG TÔI THÌ KHÔNG (No ca kho' ha.m): Nhưng tôi thì không được mời - Ðây là cách nên được hiểu.

14. TÔI... Y PHỤC CỦA CÔ: Dussa.m ty aaha.m = Dussa.m te aha.m (Phối hợp cách). LẤY ÐI (apaanudi.m) chộp lấy, lấy đem đi bằng sự trộm cắp.

16. ÐẮT GIÁ (Paccaggha.m): Tốt, rất đắt giá. TÔI NÉM (Athaaresi.m): Tôi quăng, MÙI CỦA PHÂN (Guudhagandhinii): Có mùi phân, bốc lên mùi phân.

18. BẤT CỨ CỦA CẢI NÀO SẼ ÐƯỢC TÌM THẤY TRONG NHÀ CỦA CHÚNG TA (Ya.m Gehe vijjite dha na.m): Bất cứ tài sản nào có được trong nhà của chúng ta đều thuộc về cả hai chúng ta như là những người quyến thuộc, thuộc về cô và tôi ngang nhau. Ở TRONG TẦM TAY (Santesu): Ðược biết đến.

19. Khi Peti ấy đã giải thích những điểm về những điều mà nàng được hỏi đến bởi Tissaa, nàng bèn nói thêm một lần nữa rằng. "Ngay cả khi ấy cô nói với tôi" v.v... để thú nhận lỗi lầm mà nàng đã cảm thấy do trước kia không nghe những lời khuyên của Tissaa . Ở đây, NGAY CẢ KHI ẤY (Tad'eva): Ngay cả khi ấy, trong thời gian mà tôi còn là người. VỚI TÔI (Ma.m): Nàng chỉ về chính nàng. CÔ (Tva.m): Tissaa . ÐÃ NÓI (avaca): Ðã bảo, "Chị đang đeo đuổi những ác nghiệp" được nói ra để cho thấy cách mà nàng đã nói. Bài kinh có đoạn, "Những ác nghiệp". Nàng chỉ làm những ác nghiệp nên một kiếp sống hạnh phúc không dễ gì đạt được bởi những ác nghiệp ấy, một kiếp sống đau khổ dễ dàng đạt được thì đúng hơn. Nàng nói rằng, bây giờ điều ấy đã xảy ra đúng như cách mà trước kia người bạn chung chồng của nàng đã khuyên nàng.

Khi nghe qua điều này, Tissaa bèn nói lên ba câu kệ bắt đầu rằng, "Nàng đến với tôi từ phía bên trái".

20. Ở đây - NÀNG ÐẾN VỚI TÔI TỪ PHÍA BÊN TRÁI (Vaamato ma.m tva.m paccesi): Nàng đã có quan niệm sai trái về tôi. Dầu tôi muốn nàng được hạnh phúc, nhưng nàng vẫn cho tôi là hành động một cách thù địch. NÀNG CÓ LÒNG GANH GHÉT TÔI: Ma.m usuyyasi = Mayha.m usuyyati (Thể văn phạm chuyển đổi), Nàng ganh tỵ tôi. HÃY XEM LOẠI KẾT QUẢ CÓ ÐƯỢC TỪ NHỮNG ÁC NGHIỆP (passa paapaana.m kammaana.m vipaako hoti yaadiso): Cô ta nói rằng, "Chính nàng hãy xem loại kết quả có được từ những ác nghiệp, và sự kinh khủng của nó".

21. BÂY GIỜ NHỮNG THỨ NÀY ÐƯỢC HƯỞNG BỞI NHỮNG NGƯỜI KHÁC (Te a~n~ne Paricaarenti): Những căn nhà này, những người hầu và những tư trang này mà trước kia nàng đã sở hữu, bây giờ được hưởng được dùng bởi những người khác. NHỮNG THỨ NÀY (Ime) được nêu ra bằng sự méo mó về giống tánh. NHỮNG VẬT SỞ HỮU KHÔNG MÃI TỒN TẠI (Na bhogaa honti sassataa): Những vật sở hữu này quả thật không tồn tại mãi mãi, không bền vững, chỉ tồn tại lâu bằng thời gian của một người trong một kiếp sống và phải bị bỏ lại khi đi sang một kiếp sống mới. Do đó, vì điều này, không nên nuôi dưỡng lòng ganh tỵ và bỏn xẻn - Ðây là ý nghĩa.

22. CHA CỦA BHUUTA BÂY GIỜ THÌ (Idaanii Bhuutassa pitaa): Cha của (Bhuuta), của con trai tôi, là người đàn ông giàu có, bây giờ. TỪ CHỢ VỀ: aapa.naa = aapa.nato (thể văn phạm hoán chuyển); đang đến, đang trở về ngôi nhà này. CÓ LẼ ÔNG TA SẼ CHO NÀNG MỘT CÁI GÌ ÐÓ (App'eva te dade ki~nci): Khi vị phú hộ đã về nhà thì có thể ông ta sẽ cho nàng một cái gì đó đáng được cho như một phước thí. Ðừng đi khỏi đây. CHO ÐẾN KHI ẤY (Maasu taava ito agaa): Nàng nói do lòng bi mẫn, "Ðừng đi khỏi đây, khỏi hè nhà này, cho đến khi ấy."

23. Khi đã nghe qua điều này, Nữ Ngạ quỷ ấy bèn nói lên câu kệ bắt đầu rằng, "Tôi trần truồng và có hình tướng thô xấu", để cho biết rằng nàng đã cảm thấy có trắc ẩn trong lòng. Ở đây, ÐIỀU NÀY THẬT XẤU HỔ CHO NHỮNG ÐÀN BÀ (Koniinam eta.m itthiina.m): Sự trần truồng và xấu xí này mà làm xấu hổ cho những người đàn bà cần phải được tránh xa, bởi vì nó cần được che đậy. ÐỪNG ÐỂ CHA CỦA BHUUTA TRÔNG THẤY TÔI (Maa maa.m Bhuutapitaaddassa): "Do đó, đừng để cha của Bhuuta, người đàn ông giàu có ấy, thấy tôi", nàng nói một cách hổ thẹn.

24. Khi đã nghe điều này, Tissaa đầy ước muốn giúp đỡ và đọc lên câu kệ bắt đầu bằng, "Thôi được, tôi có thể giúp nàng cái gì đây?" "Ở đây THÔI ÐƯỢC (Handa): là một mạo tự được đặt trong Metri causaa . TÔI CÓ THỂ CHO NÀNG CÁI GÌ? kin t'aha.m dammi=kin te aha.m dammi (Cách phối hợp); tôi sẽ cho nàng vật thực hay y phục? HAY TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ CHO NÀNG? (kin vaa ca te karom 'aha.m): Hay tôi có thể giúp đỡ gì khác cho nàng ở đây vào lúc này?

25. Khi nghe qua điều này, Petii bèn nói lên câu kệ rằng. "Bốn vị Tỳ kheo là của Tăng". Ở đây, BỐN VỊ TỲ KHƯU LÀ CỦA TĂNG VÀ BỐN VỊ LÀ BỐN BẬC (Cattaaro Bhikkhuu Sanghato cattaaro pana puggale). Hãy tiếp đãi tám vị Tỳ kheo như thế một cách đầy đủ và hồi hương phước thí ấy đến cho tôi, xin hãy bố thí giùm cho tôi vật thí rồi hãy hồi hướng. Rồi tôi sẽ được hạnh phúc và sẽ có dồi dào tất cả cái gì mà tôi muốn.

Khi nghe qua điều này, Tissaa bèn báo tin cho chồng của nàng biết vấn đề ấy, và vào ngày hôm sau vị ấy cúng dường vật thực đến tám vị Tỳ kheo và hồi hướng phước thí đến cho nàng, Ngay tức thì nàng đạt được sự vinh quang của cõi trời và lại đi đến Tissaa một lần nữa. Ðể chứng minh vấn đề này, những vị kiết tập Tam Tạng đã lồng vào ba câu kệ, bắt đầu bằng: "Tốt lắm, nàng đồng ý". Khi nàng đứng ở đó sau khi đã đến, Tissaa bèn hỏi nàng ba câu kệ như sau, "Nàng là người đứng đó với sắc đẹp siêu phàm". Người kia bèn cho nàng thấy chân tướng của mình bằng câu kệ rằng, " Tôi là Mattaa ", và bày tỏ sự tuỳ hỷ của nàng bằng câu kệ rằng, "Cầu chúc cho cô được sống lâu", sau đó sách tấn nàng bằng câu kệ rằng, "Hãy xử sự ở đây theo đúng với chánh pháp".

32. Ở đây, ÐƯỢC CHO BỞI NÀNG: Tava di.n.nena = Tayaa dinnena (Thể văn phạm chuyển đổi).

33. CHỖ MÀ KHÔNG CÓ SẦU KHỔ HAY Ô NHIỄM (Asoka.m viraja.m .thaana.m): Cõi trời là chỗ không sầu khổ do không có sự sầu khổ và ô nhiễm, vì sự vắng mặt của mồ hôi và bụi bặm. Nàng nói tất cả điều này liên quan đến cõi Devaloka . CHỖ Ở CỦA NHỮNG VỊ VASAVATTI (Vasavattina.m): Trong những người vận dụng năng lực của họ (Vattaana.m) bằng quyền lực của chư Thiên.

34. CÙNG VỚI CỘI RỄ CỦA NÓ (Samuula.m): cùng bợn nhơ của tham, vì bợn nhơ của tham quả thật là căn cội của lòng ích kỷ. KHÔNG CHÊ TRÁCH (Aninditaa): không có sự quở trách, đáng khen ngợi. ÐI ÐẾN NƠI THIÊN GIỚI (Sagga.m upehi .thaana.m): Cầu chúc cho nàng đạt được thiên giới (Sagga.m), vì nó là tối cao về các dục trần của nó, là những cái mà có thể thấy được v.v... Phần còn lại thì tự nó đã rõ ràng rồi.

Rồi Tissaa nêu lên vấn đề ấy với người đàn ông giàu có. Người đàn ông giàu có ấy nêu vấn đề với các vị Tỳ kheo và các vị Tỳ kheo nêu vấn đề ấy với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy đó làm vấn đề cần thiết đã sanh lên và thuyết pháp cho hội chúng đã hội họp ở đó. Khi họ đã nghe thời pháp này, thì những người ấy, khi đã có sự động tâm, bèn đoạn trừ bợn nhơ về lòng bỏn xẻn v.v... Và thiên về giới đức, sự bố thí v.v... và được quyết định sanh về thiên giới.

-ooOoo-

II.4 NAN ÐÀ QUỈ SỰ
(NANDAA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Ngươi có sắc tướng nám đen và thô xấu".

Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Jetavana, liên quan đến một nữ Ngạ quỉ tên là Nandaa .

Tương truyền rằng, trong một ngôi làng nọ không cách xa thành Saavatthi có một vị thiện nam tên là Nandasena, có đức tin và lòng tịnh tín. Tuy nhiên, vợ của ông ta tên là Nandaa, không có đức tin cũng không có lòng tịnh tín, thấp hèn, có tánh nóng nảy và hay nói lời thô lỗ; Nàng bất kính và không tuân phục chồng của nàng, lại còn lăng mạ chửi mắng mẹ chồng bằng giọng oang oang như cái trống ch?u. Ðến đúng thời kỳ, nàng chết và tái sanh trong cõi Ngạ quỉ ở chỗ không xa ngôi làng ấy. Và một hôm, nàng hiện ra không cách xa vị Thiện Nam Nadasena trong khi ông ta đang rời khỏi ngôi làng ấy. Khi ông ta trông thấy nàng, bèn nói với nàng câu kệ này:

 

1. Nàng có hình tướng nám đen và thô xấu, trông xấu xí và dữ dằn, có mắt đỏ và răng dài lồi ra. Ta không nghĩ rằng nàng có thể là người được.

 

Chú giải:

1. Ở đây, NÁM ÐEN (Kaa"nii): Có sắc tối; giống như những cục than đã bị đốt cháy. THÔ XẤU (Pharusaa): Thô thiển. TRÔNG DỮ DẰN (Bhiirudassanaa): Trông kinh khiếp, dễ sợ. Một cách đọc hoán chuyển khác là Bhaarudassanaa, trông tối đen, nghĩa là khó nhìn do sự thô xấu của nàng v.v... ÐỎ (Pingala): Có mắt đỏ. DÀI LỒI RA (Kalaaraa): Những cái răng dài, lồi ra. Ta nghĩ rằng nàng chỉ là một Ngạ quỷ. Ðây là ý nghĩa.

Khi nghe qua điều này, Ngạ quỷ bèn nói lên câu kệ để giải thích rằng nàng là ai:

 

2. "Tôi là Nandaa, này Nandasena, tôi là vợ của anh trong quá khứ. Sau khi đã làm ác nghiệp, tôi đã ra đi từ đây đến cõi Ngạ quỷ."

 

Chú giải:

2. TÔI LÀ NANDAA, NÀY NANDASENA (aha.m nandaa nandasena): Thưa chồng Nandasena, Tôi tên là Nandaa . TÔI LÀ VỢ CỦA ANH TRONG QUÁ KHỨ (Bhariyaa te pure ahu.m): Tôi là vợ anh của anh trong kiếp quá khứ.

Sau câu kệ này là câu hỏi của vị Thiện Nam:

 

3. "Bây giờ ác nghiệp nào được làm bởi nàng từ thân, khẩu hoặc ý. Do kết quả của nghiệp nào khiến nàng phải ra đi từ đây đến cõi Ngạ quỷ?"

Rồi nàng trả lời vị ấy, khi nói rằng:

 

4. Tôi có tánh nóng nảy, thô bạo, và cũng không có lòng tôn kính đối với ông. Sau khi đã nói những lời ác về ông, tôi đã đi từ đây đến cõi Ngạ quỷ."

Vị Thiện Nam lại nói rằng:

 

5. "Ở đây, ta sẽ cho nàng chiếc áo choàng của ta: Hãy mặc vào chiếc áo choàng này. Khi đã mặc chiếc áo choàng này rồi, thời hãy đến và ta sẽ dẫn nàng về nhà.

6. Những y phục, đồ ăn và thức uống nàng sẽ có được khi nàng đã đi về nhà. Và nàng sẽ nhìn thấy những đứa con trai của nàng và thăm những nàng dâu của nàng".

Rồi nàng nói hai câu kệ này với vị ấy:

 

7-8. "Cái gì được cho từ tay của ông vào trong tay của tôi thì không có ích lợi gì cho tôi. Nhưng hãy làm thoả mãn bằng đồ ăn và thức uống đến các vị Tỳ kheo có giới đức, đã thoát khỏi tham, và hãy bố thí đến những kẻ nghe nhiều, rồi hồi hướng phước thí ấy đến cho tôi. Thời tôi sẽ được hạnh phúc và có dồi dào những gì tôi muốn".

Ba câu kệ này được nói bởi những vị kiết tập Tam tạng:

 

9. "Tốt lắm!" Vị ấy đồng ý và phân phát nhiều vật thí - đồ ăn, thức uống, Vật thực cứng, y phục và chỗ ngụ, dù che, những vật thơm và những tràng hoa, và nhiều loại trầm hương khác đến các vị Tỳ kheo có giới đức, không có tham, và đến những Bậc Ða văn. Sau khi đã làm thoả mãn họ bằng đồ ăn và thức uống, ông ta hồi hướng phước thí đến cho nàng.

10. Ngay khi vị ấy hồi hướng phước thí này thì kết quả hiện ra, vật thực, y phục và thức uống là kết quả của việc bố thí này.

11. Nhân đó, nàng trở nên thanh tịnh, được mặc y phục sạch sẽ và tươi sáng, mang những thứ tốt hơn vải Kasii và, được trang sức bằng nhiều loại y phục và những vật trang sức, nàng đi đến chồng của nàng".

Từ đây trở đi là những câu kệ về sự trao đổi chuyện trò giữa vị Thiện Nam và Ngạ quỷ.

 

12. Nàng là người đứng với sắc đẹp tuyệt trần, này Devataa, chiếu sáng rực lên khắp các hướng như Dược Vương Tinh.

13. Sắc đẹp của nàng như vậy là do cái gì? Do cái gì mà điều này được thành tựu bởi nàng ở đây và sẽ còn sanh lên bất cứ lạc thú nào mà tâm của nàng ưa thích?

14. Ta hỏi nàng, này Devii có đại oai lực, nàng đã làm việc phước nào khi còn làm người? Do cái gì khiến oai lực của nàng sáng chói như vậy và sắc đẹp của nàng chiếu sáng khắp các hướng?"

15. "Tôi là Nandaa, thưa ông Nandasena, tôi là vợ của ông trong quá khứ. Sau khi làm việc ác, tôi đã đi từ đây đến cõi Ngạ quỷ. Nhưng bây giờ, do vật thí được cho đến bởi ông, tôi được sung sướng, chẳng có gì để sợ từ bất cứ hướng nào.

16. Cầu chúc cho ông được sống lâu, cùng với tất cả những quyến thuộc của ông, và cầu chúc ông đạt đến chỗ ở của những vị Vasavatti, chỗ mà không sầu muộn và ô nhiễm.

17. Hãy xử sự ở đây theo đúng với chánh pháp và cho ra những vật thí, này gia chủ; hãy đoạn trừ bợn nhơ của lòng ích kỷ cùng với căn cội của nó, và đi đến thiên giới mà không mang theo tội lỗi gì?

 

Chú giải:

9. PHÂN PHÁT NHIỀU VẬT THÍ (Daana.m vipula.m aakiri): Mở ra một cuộc bố thí vĩ đại tựa như rải ra những hạt giống phước thí trên mảnh ruộng của những người đáng thọ lãnh những vật cúng dường.

Phần còn lại giống như câu chuyện ngay ở trước.

Khi nàng đã giải thích như vậy với Nandasena về sự vinh quang thần thiên của nàng và nguyên nhân của nó, nàng bèn đi đến chỗ ngụ của chính nàng. Vị Thiện Nam nêu ra vấn đề ấy với các vị Tỳ kheo và các vị Tỳ kheo nêu vấn đề ấy với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấylàm nguyên nhân cần thiết đã sanh khởi và thuyết pháp đến hội chúng đã hội họp ở đó. Thời pháp đem lại lợi ích cho những người ấy.

-ooOoo-

II.5 NHĨ HOÀN NỮ QUỶ SỰ

"Trên người có trang sức, mang những vòng tai sáng bóng".

Pháp thoại nàng được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Jetavana, liên quan đến DevaPutta MatthaKu.n.dali . Ở đây bất cứ điều gì được nói đến đều đã được nêu ra trong thiên cung sự về Matthaku.n.dali, trong bộ thiên cung sự thuộc phần chú giải nội dung ý nghĩa; và do đó nên được hiểu đúng như đã được trình bày ở đó.

Trong trường hợp này, đó chính là câu chuyện về Devaputta Matthaku.n.dali từ khi vị ấy trở thành một Vimaana Devataa trở đi. Cha của vị ấy là một Bà la môn Adinnapubbaka, đã đi đến bãi tha ma do nỗi ưu bi vì bị mất đứa con trai của ông ta, và đang đi quanh chỗ thiêu xác đứa con mà khóc lóc trong khi vị thiên tử, với mục đích làm vơi đi nỗi ưu bi của người cha, bèn bỏ đi cái lốt chư Thiên của vị ấy và hiện ra làm một Petaa đầy đau khổ, và với hai cánh tay được xiết lại trong nỗi sầu muộn, đang và kêu khóc, "ôi, mặt trăng ôi mặt trời!" Cho dù nó được bao gồm trong bộ kinh thiên cung sự, nhưng câu chuyện về vị ấy phải được xem là cũng được bao gồm trong bộ kinh Ngạ quỷ sự; lý do là bất cứ ai mà từ bỏ kiếp sống làm người cũng có thể được đề cập qua tên gọi là Peta .

-ooOoo-

II.6 HẮC QUỶ SỰ
(KA.NHA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Hãy dậy, thưa Ka.nha, tại sao ngài nằm như thế?"

Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Jetavana, liên quan đến một vị Thiện Nam có đứa con trai đã chết.

Tương truyền rằng, tại Saavatthi, đứa con trai của một vị Thiện Nam nọ đã chết. Bị đâm thủng bởi cây tên sầu muộn, ông ta không tắm, không ăn, không làm việc, không đi hầu Ðức Phật, chỉ nói lảm nhảm mà thôi, khi nói rằng, "con đâu rồi, này con trai bé bỏng yêu quí của cha? con đã vội vàng đi đâu mà bỏ lại ta?" v.v... Bậc Ðạo sư khi đang dò xét thế gian vào lúc hừng sáng, trông thấy khả năng của ông ta có thể chứng đắc quả Thánh Tu-Ðà-Hườn. Và vào ngày hôm sau, Ngài đi đến Saavatthi để khất thực, được vây quanh bởi chúng Tỳ kheo. Khi Ngài đã thọ thực xong, Ngài cho các vị Tỳ kheo ra về, rồi đi với người thị giả, là Trưởng lão Aanada, đến cửa nhà của ông ta. Những người hầu báo tin cho vị thiện nam biết rằng Bậc Ðạo sư đã đến, và rồi thỉnh Bậc Ðạo sư ngồi trên chỗ ngồi mà họ đã soạn sẵn. Rồi họ đi tìm vị Thiện Nam và dẫn ông ta đến trước Bậc Ðạo sư. Khi ông ta trông thấy Ngài, bèn ngồi xuống một bên. Ngài hỏi rằng, "Này Thiện Nam, chuyện gì thế, có phải ngươi đang than khóc đó chăng?" Khi ông ta nói rằng, "Thưa vâng, bạch đức Thế Tôn"; Ngài bèn nói rằng, "Này ông Thiện Nam, các bậc trí tuệ ngày xưa đã nghe một câu chuyện từ các bậc Trí tuệ và không khóc than cho đứa con trai đã chết". Và khi được thỉnh cầu bởi ông ta, Ngài bèn kể lại câu chuyện xa xưa ấy.

Tương truyền rằng, đã lâu, trong thành phố Dvaaravatii có mười vị hoàng tử - Vaasudeva, Baladeva, candadeva, Suriyadeva, Aggideva, Varunadeva, Ajjuna, Pajjuna.m, Gha.tapa.n.dita và A"nkura . Trong những vị hoàng tử này, đứa con yêu dấu của Ðại vương Vaasudeva đã chết. Ðức vua sầu khổ trước biến cố này; Vua bỏ bê tất cả mọi phận sự của mình, ôm ghì lấy chiếc giường của vị ấy và rồi nằm nói chuyện lảm nhảm. Lúc bấy giờ, Ghatapa.n.dita suy nghĩ rằng, "Ngoài ta ra, không ai có thể diệt trừ nỗi ưu bi của anh ta được. Ta sẽ diệt trừ nỗi ưu bi của anh ta bằng một mẹo." Bởi vậy, vị ấy giả làm một người điên, và khi nhìn lên bầu trời, đi rảo khắp thành phố mà nói rằng, "Hãy cho tôi con thỏ! Hãy cho tôi con thỏ!", và toàn thể thành phố đã dao động khi nghe tin rằng Gha.tapa.n.dita đã điên loạn. Lúc bấy giờ, vị quan cố vấn đặc biệt của Ðức Vua, có tên là Rohineyya, đi đến vua Vaasudeva và nói lên câu kệ này để khởi chuyện với Ðức vua:

 

1. "Hãy dậy, thưa Ka.nha, tại sao ngài nằm đó? Sự mơ tưởng đem lại lợi ích gì cho ngài? Người mà là em trai của ngài, là quả tim của ngài, là con mắt phải của ngài, đã bị áp đảo bởi những cơn gió -vị ấy đang khao khát một con thỏ, thưa Kesava!"

 

Chú giải:

1. KA.NHA (Kanha) : Vị ấy gọi Vaasuladeva bằng tên họ. MƠ TƯỞNG CÓ LỢI ÍCH GÌ CHO NGÀI? (Ko attho supinena te): quả thật vậy, bằng sự mơ tưởng có lợi ích gì cho Ngài? NGƯỜI EM RUỘT (Sakobhaataa): Ðứa em cùng một mẹ. QUẢ TIM CỦA NGÀI VÀ LÀ CON MẮT PHẢI CỦA NGÀI (Hadaya.m cakkhun ca Dakkhi.na.m): Nghĩa là người mà giống y như quả tim và con mắt của Ngài. ÐÃ BỊ ÁP ÐẢO BỞI NHỮNG TRẬN GIÓ (Tassa vaataa, baliiyanti): Những cơn gió điên cuồng, tiếp tục sanh khởi trong người của vị ấy, đã mạnh lên, gia tăng và áp đảo vị ấy. VỊ ẤY ÐANG KHAO KHÁT (Jappati): Vị ấy đang nói lảm nhảm rằng. "hãy cho tôi con thỏ!" KESAVA (kesava): Tương truyền rằng vị ấy được gọi là Kesava vì mái tóc xinh đẹp của vị ấy; vị quan kia đang gọi là vị ấy bằng cái tên này.

Bậc Ðạo sư, là người đã trở thành Bậc Chánh Ðẳng giác, khi ấy nói lên câu kệ này để làm sáng tỏ tánh cách mà vị ấy ngồi dậy khỏi chiếc giường khi nghe qua những lời này:

 

2. "Khi nghe qua những lời của Rohineyya, Kesava vội vã đứng dậy, vì ưu bi cho em trai của vị ấy!"

Ðức vua đứng dậy và vội vàng đi xuống hoàng cung và rồi đi đến trước mặt của Cha.tapa.n.dita, nắm chắc vị ấy bằng cả hai tay, và khi nói chuyện với vị ấy, đã nói lên ba câu kệ này:

 

3. "Tại sao em, như một người điên, nói nhảm rằng, "con thỏ, con thỏ!" quanh khắp cả Dvaaraka này? Em muốn loại thỏ nào?

4. Thỏ bằng vàng? bằng ngọc? thỏ bằng đồng? ngay cả thỏ làm bằng bạc? hay thỏ làm bằng những loại đá quí? Chẳng hề gì, anh sẽ sai làm con thỏ ấy để cho em.

5. Cũng có những con thỏ bé nhỏ khác mà rảo đi trong những khu rừng. Anh cũng sẽ mang về cho em những con thỏ này. Em muốn loại thỏ nào?

 

Chú giải:

3. NHƯ MỘT NGƯỜI ÐIÊN (Ummattaruupo): Như người bị điên. KHẮP (Kevala.m): Toàn thể. DVAARAKA (dvaaraka.m): Dạo đi quanh thành phố Dvaaraka này. NÓI LẨM BẨM RẰNG, "THỎ, THỎ!" (Saso saso ti lapasi): Nói lẩm bẩm "Thỏ, thỏ!"

4. CON THỎ BẰNG VÀNG: Sova.n.namaya.m = Suva.n.namaya.m (Thể văn phạm hoán chuyển). CON THỎ BẰNG ÐỒNG (Lohamaya.m): Con làm bằng đồng đỏ. CON BẰNG BẠC (Ruupiyamaya.m): Con làm bằng loại đồng tiền bằng bạc.

5. Vị ấy dỗ ngọt Chatapa.n.dita bằng con thỏ, với ý định khám phá nhu cầu cần con thỏ của người kia, khi nói rằng. "Hãy nói cái gì mà em muốn. Tại sao ưu bi? Cũng có những con thỏ bé nhỏ khác rảo đi ở những đám cây trong rừng. Anh sẽ đem về cho em những thứ này, nếu em chỉ cần nói ra, Hỡi người bạn đáng kính, em cần loại thỏ nào?"

Khi nghe qua điều này, Gha.tapa.n.dita nói lên câu kệ này:

 

6. "Em không muốn con thỏ ấy, là những con thỏ mà ở trên đất. Em muốn con thỏ từ mặt trăng. Hãy đem con thỏ ấy xuống cho em này Kesava !"

 

Chú giải:

6. Ở đây, ÐEM XUỐNG: ohara= ohaarehi (Thể văn phạm chuyển đổi). Khi đức vua nghe điều này, vị ấy trở nên thất vọng, khi nghĩ rằng, "Không nghi ngờ gì em của ta đã trở thành như một người điên", và nói lên câu kệ này:

 

7. Bây giờ! Này người thân của ta, chắc chắn em đã quăng đi đời sống ngọt ngào của em rồi. Em khao khát cái mà không nên khao khát khi em muốn con thỏ từ mặt trăng".

 

Chú giải:

7. NGƯỜI QUYẾN THUỘC CỦA TA (~naati): Vị ấy nói với đứa em trai. Bây giờ ý nghĩa ở đây là như thế này: "Này người quyến thuộc thân yêu của ta, ta nghĩ rằng em đã quăng bỏ đời sống ngọt ngào của em vì em đã ao ước cái mà không nên ao ước".

Khi Cha.tapa.n.dita nghe điều mà Ðức vua đã phải nói, vị ấy đứng bất động ở đó và nói rằng: "Thưa anh, như anh biết rằng sẽ có mất mát đời sống cho một người mà khao khát con thỏ từ mặt trăng, không thể có được nó, Tại sao anh cứ kêu than về một đứa con trai đã chết, là kẻ mà anh không thể có được?" Và nói lên câu kệ để giải thích quan điểm này:

 

8. Này Ka~nha, nếu anh biết cách mà anh dùng để khuyên những người khác như vậy; Tại sao chính ngày hôm nay, anh lại than vãn cho một đứa con trai đã chết trong quá khứ rồi?"

 

Chú giải:

8. Ở đây, NẾU ANH BI?T NHƯ VẬY, NÀY KA.NHA (Eva.m ca ka.nha jaanaasi) Nếu anh biết như vậy, này anh, hỡi Ðại vương Ka.nha, rằng một điều mà không thể được thì không nên khao khát. CÁCH MÀ ANH KHUYÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC (Yath' a~n~na.m): Và dầu đã biết rõ điều này, tuy thế anh lại không hành động theo cách mà anh khuyên những người khác. Tại sao anh than vãn cho một đứa con trai mà đã chết từ hơn bốn tháng rồi? Như vậy, trong khi đứng ở giữa con đường, vị ấy nói rằng, "ít ra tôi chỉ có thể ao ước cái mà có thể thấy được, còn anh thì thương tiếc cho người mà không còn có thể trông thấy nữa." và rồi nói lên hai câu kệ để dạy đạo cho vị ấy.

 

9. "Nhưng điều này không thể có được, dầu bởi người hay bởi phi nhân, rằng, "Một đứa con sanh đến cho ta thì không nên chết." Cái mà không có được thì có thể kiếm ở đâu?

10. Chẳng phải do Mantra, rễ của cây thuốc, những loại thuốc, cũng chẳng phải do của cải mà có thể đem về kẻ quá cố mà anh kêu khóc đến, Này Ka.nha ạ!"

 

Chú giải:

9. Ở đây CÁI MÀ (Ya.m): nghĩa là chỉ cái này mà anh khao khát đến là; "một đứa con trai đã sanh đến cho anh ta không được chết", điều ấy không thể có được điều này, dầu bởi người hay chư Thiên, này anh ạ! Như vậy điều này có thể có được từ đâu, bằng cách nào có thể có được điều này, vì điều này mà không thể có được thì không làm sao có được.

10. BẰNG MANTRA (MANTAA): Do bởi Mantra . Do bởi RỄ CỦA CÂY THUỐC: Muulabhesajjaa = muulabhesajjena (Thể văn phạm hoán chuyển). CŨNG CHẲNG PHẢI BẰNG CỦA CẢI (dhanena vaa) cũng chẳng phải bằng của cải đến một trăm Ko.ti . Ðây là điều được nói đến: "Không thể dùng Mantra để mang về kẻ quá vãng mà anh than khóc đến".

Rồi để chỉ cho người anh của vị ấy thấy rằng, không thể ngăn cản cái được gọi sự chết này được, dầu bằng của cải hay dòng tộc hay kiến thức, giới đức hay thiền định. Cha.tapa.n.dita đã thuyết pháp cho Ðức vua bằng năm câu kệ này.

 

11. Những người có của cải lớn, có những vật sở hữu lớn, dầu là những vị Sát đế lỵ có những vương quốc - cho dù những kẻ này, có nhiều của cải và ngũ cốc, cũng không thoát khỏi già và chết được.

12. Những vị Sát đế lỵ, Bà la môn, Vệ sá, Thủ đà, Chiên đà la và Pukkusa - ngay cả những người này và những người khác, bằng dòng tộc của họ, cũng không thoát khỏi già và chết.

13. Những kẻ tụng đọc Mantra bao gồm sáu chương, được soạn ra bởi Phạm thiên Brahma - ngay cả những người này và những người khác, qua kiến thức ấy, cũng không thoát khỏi già và chết được.

14. Và ngay cả những vị ẩn sĩ, những đạo sĩ đã được an tịnh và đã tự chế - ngay cả những vị đạo sĩ này cũng phải rời bỏ thân xác của họ khi thời gian đến.

15. Những vị A la hán, những bậc đã tu tiến, đã làm điều cần được làm và đã thoát khỏi các lậu hoặc - Ngay cả họ cũng phải để xuống tấm thân này khi đã hết nghiệp thiện và bất thiện của họ.

 

Chú giải:

11. Ở đây, NHỮNG NGƯỜI CÓ CỦA CẢI LỚN (Mahaddhanaa) Rất giàu có vì của cải mà họ đã tích trữ. NHỮNG NGƯỜI CÓ NHỮNG VẬT SỞ HỮU LỚN (Mahaabhogaa): Có sự thù thắng lớn về những vật sở hữu tương tự như những vật sở hữu của những vị chư Thiên. CÓ NHỮNG VƯƠNG QUỐC (Rattha vanto): Có toàn thể những vương quốc. CÓ NHIỀU VỀ CỦA CẢI VÀ NGŨ CỐC (Pahuutadhanadha~n~naase): Chúng có những của cải và ngũ cốc vô hạn, do nhờ những của cải và ngũ cốc mà chúng đã cất lại để dùng hằng ngày sau khi bỏ ra đủ để trang trải những nhu cầu của chúng trong ba hoặc bốn năm. NGAY CẢ NHỮNG NGƯỜI NÀY CŨNG KHÔNG THOÁT GIÀ VÀ CHẾT (Te pi no ajaaraamaraa): Ngay cả những vị Sát đế lỵ ấy có của cải lớn như Mahaamandhaatu và Mahaasudassana v.v... Cũng không thoát khỏi già và chết, nghĩa là chắc chắn họ đã phải đi vào miệng của tử thần.

12. NHỮNG NGƯỜI NÀY (ete): là những vị sát đế lỵ v.v... Ðã nêu ra trước. NHỮNG NGƯỜI KHÁC (a~n~ne): Những người mà trực tiếp thuộc về giai cấp nối theo sau như Amba.t.tha v.v... QUA DÒNG GIỐNG CỦA HỌ (Jaatiyaa): nghĩa là họ không thoát khỏi già và chết dù bằng dòng giống của họ.

13. Những MAN TRA (Manta.m): Những bộ kinh Phệ đà tụng đọc (Parivattenti): tụng và ngâm nga; hay nói cách khác. Ðọc (Parivattenti): niệm lâm râm trong khi thực hành những nghi lễ cúng tế (anuparipatentaa). GỒM SÁU BỘ KINH (Cha.la"nga.m): liên hệ đến sáu phần nhỏ được kể đến như Ngữ Âm học, những luật lệ mô tả về nghi lễ cúng tế, từ nguyên học, văn phạm, Thiên văn, phép làm thơ v.v... DO BRAHMAA SOẠN RA (Brahmacintita.m): Ðược nghĩ ra, nói ra, bởi Brahmaa dành cho các vị Bà la môn. QUA KIẾN THỨC ẤY (vijjaaya) nghĩa là họ không thoát được già chết cho dù họ có kiến thức giống như kiến thức của Brahmaa .

14. NHỮNG ÐẠO SĨ (isayo): Họ là những ẩn sĩ vì họ cố gắng thu thúc và tự chế, v.v... AN TỊNH (Santaa): Có tánh an tịnh về thân và khẩu. LÀ NHỮNG BẬC ÐÃ TỰ CHẾ (Sa~n~natattaa): là những kẻ có tâm được kiểm soát bởi sự thu thúc về tham v.v... NHỮNG ÐẠO SĨ (Tapssino): Họ thực hành pháp khổ hạnh về thân . Lại nữa các Ðạo sĩ (Tapassino): những người đã có pháp chế ngự. Ðiều này cho thấy rằng dầu họ trở thành những người dựa vào sự khổ hạnh theo cách này và muốn chứng đạt sự giải thoát bằng phương tiện về thân, cũng phải rời bỏ cái thân này. Hay nói cách khác, những vị ẩn sĩ (Isayo): họ là những ẩn sĩ (Isayo) vì họ cố gắng (Esanaa) Ðể đạt được giới cao thuợng và các điều học v.v... Bằng ý nghĩa này, họ được thanh tịnh do sự gom tâm vào riêng một đối tượng. Họ là những đạo sĩ vì sự tinh tấn thiêu đốt mà họ áp dụng vào bốn pháp Chánh tinh tấn. Họ là những Ðạo sĩ vì họ đốt cháy tham v.v... Qua sự thực hành đúng. Ðây là cách nên được hiểu.

15. NHỮNG NGƯỜI TỰ TU TIẾN (Bhaavitattaa): Những người có tâm được tu tập do pháp thiền quán về tứ diệu đế như là một đề mục thiền định.

Khi nghe qua pháp thoại này do Gha.tapa.n.dita nói ra, Ðức vua, tựa như được người ta rút ra cây tên ưu bi,và với lòng tịnh tín trong tâm, khi ấy bèn nói lên những câu kệ còn lại để tán dương Chaỉpa.n.dita

 

16. "Ta quả thật đang cháy nóng, như ngọn lửa cháy bằng thục tô; Nhưng bây giờ, tất cả những sầu muộn của ta đã được dập tắt tựa như ta được tưới lên người bằng nước mát.

17. Cây tên, quả thật vậy, là nỗi ưu bi, mà đâm xuyên qua tim của ta, nay đã được rút ra rồi. Ngươi đã đoạn trừ ưu bi ấy, ưu bi về đứa con trai của ta mà đã đè nặng lên ta.

18. Nhờ rút ra được cây tên, ta trở nên an tịnh và mát mẻ; từ khi nghe những lời của ngươi, ta không còn ưu bi hay than khóc nữa.

19. Cũng như Ghata đã làm cho anh của mình vơi đi nỗi ưu bi. Những bậc trí tuệ có lòng bi mẫn cũng hành động như thế ấy.

20. Như Ghata đi theo anh của mình với lời khuyên tốt; Cũng vậy, người mà có những người cố vấn và những người hầu như vậy cũng được đi theo (với lời khuyên tốt) như thế.

 

Chú giải:

19. NHƯ GHATA LÀM CHO ANH CỦA MÌNH QUÊN ÐI (Cha.to jettha.m va bhaatara.m) nghĩa là cũng như Ghatapa.n.dita, bằng phương tiện thiện xảo và bằng thời pháp thoại, đã làm cho anh của vị ấy nguôi ngoai, là người bị chế ngự bởi nỗi ưu bi về đứa con trai đã chết của vị ấy, khỏi nỗi ưu bi về đứa con trai ấy. Cũng vậy những người có trí tuệ khác mà có lòng bi mẫn cũng hành động vì sự lợi ích cho những quyến thuộc của họ.

20. NGƯỜI MÀ CÓ NHƯ VẬY (yassa etaadisaa honti): Ðây là câu kệ từ Ðức Phật Toàn Giác. Ðây là ý nghĩa của nó: Cũng như, theo cách mà nhờ đó Chatapa.n.dita đi theo vua Vaasudeva, là người bị đau khổ vì nỗi sầu muộn cho đứa con trai của ông ta, bằng lời khuyên tốt với mục đích làm tiêu tan nỗi ưu bi ấy, cũng vậy bất cứ ai khác mà có được những người cố vấn có trí tuệ như thế cũng đi theo như vậy! làm sao có thể có ưu bi về người ấy được?

Những câu kệ còn lại có ý nghĩa giống như đã được nêu ra ở trên.

Khi Bậc Ðạo sư đã kể lại pháp thoại này, Ngài bèn nói rằng, "Như vậy, này ông Thiện Nam, chính những bậc Trí tuệ thuở xưa đã diệt trừ nỗi ưu bi của họ về đứa con trai đã chết của họ khi họ nghe một câu chuyện từ những Bậc trí tuệ. Rồi Ngài thuyết giảng tứ đế và thêm vào bổn sanh, lúc kết thúc thời pháp ấy, vị Thiện Nam ấy được an trú trong quả Thánh Tu đà huờn.

-ooOoo-

pali-sans.gif (2720 bytes)


Mục lục | 1.a | 1.b | 1.c | 1.d | 2.a | 2.b | 2.c | 2.d | 2.e | 3.a | 3.b | 3.c | 4.a| 4.b | 4.c | 4.d

 


Cập nhật: 9-9-2001

Trở về mục "Kinh điển"

Đầu trang