Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
GIẢI VỀ Ý NGHĨA CHỈ TỊNH
THEO THẮNG PHÁP YẾU HIỆP
Hòa thượng Jotika

III. MƯỜI ÁN XỨ BẤT MỸ - ASUBHA

PHƯƠNG THỨC TU TẬP -

"Asubha" chiết tự có hai chữ: A + SUBHA.

"A" là phủ định từ theo văn phạm Paali, từ bất biến từ "Na".

"Subha" có nghĩa là xinh đẹp.

Khi trở thành hợp từ Asubha, được kết hợp từ hai từ trên, có nghĩa là không xinh đẹp hay bất mỹ.

Có lời giải tự như vầy:

"Na subha.m = Asubha" cùng với ý nghĩa trên. Tuy nhiên Asubha.m ở đây được dùng theo ý nghĩa chuyên biệt hơn, đó là sự chuyển biến của tử thi.

Các giai đoạn chuyển biến ấy được phân loại theo mười:

 1. GIAI ÐOẠN UDHUMAATAKA: BÀNH TRƯỚNG TỬ THI.

Hợp từ này chiết tự có U + dhumaata + ka.

U có nghĩa là phía sau, phần sau. Dhumaata là trương sình, nổi phồng. Và Ka là nhơ nhớp, đáng gớm.

Khi trở thành hợp từ Udhumaataka nghĩa là tử thi sau những ngày đã trương sình.

Một lời giải tương tự như sau:

Uddha.m dhumaata.m = udhumaata.m.

Udhumaata.m kucehihanti = Udhumaataka.m.

Sau những ngày đã trương sình, gọi là Udhumaata và cái đáng nhờm gớm sau những ngày tử thi đã trương sình, gọi là Udhumaataka.

2. GIAI ÐOẠN VINIILAKA: THANH Ứ TỬ THI.

Viniilaka chiết tự có Vi + niila + ka.

Vi có nghĩa là pha lẫn, tức những phần thịt dở của tử thi hay nước trắng bắt đầu ngã màu.

Niila là màu xanh, tức màu xanh hay màu hỗn hợp mà nhiều hơn cả màu đen.

Ka là đáng nhờm gớm.

Khi trở thành hợp từ Viniilaka chỉ cho một tử thi đáng tởm, mang những màu sắc pha lẫn: xanh, trắng, đỏ, đen.

Lời giải tự như sau:

Visesato niila.m = Viniila.m.

Viniila.m kucchitanti = Viniilaka.m.

Màu xanh nổi bậc trong hỗn hợp màu có đen và trắng thì gọi là Viniila.m (nổi bật hơn, vì màu xanh là sự chuyển hóa của tử thi từ giai đoạn ban đầu có đen và trắng). Tử thi trở thành vật đáng nhờm gớm hơn, đã ngã màu xanh lẫn lộn từ màu đỏ và trắng ở giai đoạn ban đầu. Tử thi giai đoạn này được gọi là Viniilaka.

3. GIAI ÐOẠN VIPUBBAKA - NỒNG LẠN TỬ THI.

Chiết tự hợp từ VipubbakaVi + pubba + ka.

Vi có nghĩa là rỉ chảy, pubba là nước, ka là nhơ nhớp, đáng gớm. Và trở thành hợp từ Vipubbaka có nghĩa là chỉ cho tử thi nhơ nhớp, nước vàng và nước thối rữa bắt đầu rỉ chảy.

Theo lời giải tự:

Vissavata.m pubba.m = Vipubba.m.

Vipubba.m kucchitanti = Vipubbaka.m

Nước thịt tan rữa gọi là Vipubba. Tử thi nước vàng và thịt đã rữa chảy trở nên vật đáng tởm gọi là Vipubbaka.

4. GIAI ÐOẠN VICHIDDAKA - ÐOẠN HOẠI TỬ THI.

Hợp từ này được chiết tự là Vi + chidda + ka.

Vi có nghĩa là đứt đoạn, phân hai. Chidda là bị cắt đứt, bị tách rời. Ka là nhơ bẩn, đáng gớm. Khi trong hợp từ vicchiddaka có nghĩa là chỉ cho một tử thi đã bị phân đoạn, tách rời, trở nên vật đáng nhờm gớm.

Một lời giải tự:

Chidditabbanti = Chidda.m.

Dvidhaa chidda.m = Vichidda.m

Vichidda.m kucchitanti = Vichiddaka.m.

Tử thi bị tách rời gọi là Chidda, tử thi bị phân đoạn ra hai, gọi là vichidda và tử thi trở nên vật đáng nhờm tởm khi bị tách rời phân đôi được gọi là vichiddaka.

5. GIAI ÐOẠN VIKKHAAYITAKA - THỰC HÁM TỬ THI.

Hợp từ này chiết tự có Vi + khaayita + ka.

Vi có nghĩa là sai biệt, khaayita là bị cắn ăn, mổ, tức tử thi mà loại dã thú: quạ, kênh kênh, diều hâu,...đã mổ ăn, cắn xé. Ka là đáng nhờm gớm. Ở hợp từ Vikkhaayitaka cũng chỉ cho tử thi bị dã thú cắn mổ loang lổ khắp thi thể và trở nên vật đáng nhờm gớm.

Một lời giải như sau:

Khaaditanti = khaayita.m.
Vividhena khaayita.m = Vikkhaayita.m.

Tử thi đã bị cắn xé, gọi là Khaayita, tử thi đã bị thú ăn loang lổ nhiều nơi, gọi là vikkhaayita và tử thi trở thành vật đáng gớm khi đã bị ăn loang lổ, mất còn, gọi là vikkhaayitaka.

6. GIAI ÐOẠN VIKKHITTAKA - TÁN LOẠN TỬ THI.

Hợp từ này chiết tự có Vi + khitta + ka.

Vi có nghĩa là trường hợp sai biệt, khitta là tản mác, bể vụn, ka - đáng gớm. Khi trở thành hợp từ vikkhitaka thì chỉ cho khi ở tình trạng tản mác, tách rời tay, chân, đầu, mình đã tách rời phân tán.

Một lời giải tự như sau:

Vividhana khitta.m - Vikkhitta.m
Vikkhitta.m kucchitanti - Vikkhittaka.m.

Tử thi mà tứ chi và thân thể đã bị phân tán, tản mác thì gọi là Vikkhitta. Trở nên hình ảnh rất đáng gớm khi các tứ chi và thân thể đã bị phân tán, tách rời, gọi là Vikkhittaka.

7. GIAI ÐOẠN HATAVIKKHITTAKA - CHIẾT ÐOẠN TỬ THI.

Có bốn phần trong hợp từ này: Hata + vi + khitta + ka.

Hata có nghĩa là bị sát hại, bị tử thương bởi những loại vũ khí và để lại thương tích; Vi có nghĩa là ở từng trường hợp sai khác; Khitta là tản mác, phân tán nhiều nơi; Ka là nhơ nhớp, đáng gớm.

Như vậy hợp từ Hatavikhittaka là chỉ cho tử thi có nhiều thương tích vì những vũ khí sát hại và trở thành vật đáng gớm.

Một lời giải tự như sau:

Hati tvaa vividha.m khitta.m = Hatavikkhitta.m
Hatavikhitta.m kucchitanti = Hatavikkhittaka.m.

Tử thi bị đâm nát bởi những vũ khí và vung rải tán loạn, được gọi là Hatavikkhittaka.

8. GIAI ÐOẠN LOHITAKA - HUYẾT ÐỒ TỬ THI.

Hợp từ này chiết tự có: Lohita + ka.

Lohita chỉ cho máu huyết, ka ở đây nghĩa là rỉ chảy.

Hợp từ Lohitaka là chỉ cho tử thi máu đẩm rịn ở mọi bộ phận thân thể và trở nên nhơ bẩn bởi máu ấy.

Một lời giải tự:

Lohita.m kirati vikkhipati itocipoca pakkharatiiti = Lohitaka.m

Tử thi đẩm rịn máu từ các bộ phận thân thể như tưới bằng máu, thì gọi là Lohitaka, Ka ở lời giải tự này chỉ cho sự đẩm rịn, rỉ chảy (= kira.na). Ơû trường hợp khác (như những trường hợp trên), ka chỉ cho sự nhơ bẩn, nhơ nhớp và đồng nghĩa với Kucchita.

9. GIAI ÐOẠN PU.LUVAKA - TRÙNG TU TỬ THI.

Hợp từ này chiết tự có Pu.luva + ka.

Pu.luva chỉ loài côn trùng và ka có nghĩa là rữa chảy.

Trong hợp từ Pu.luvaka là chỉ cho tử thi đã rữa chảy vì côn trùng đục khoét. Theo lời giải tự:

Pu.luve kirati paggharatiiti = Pu.luvaka.m.

Tử thi rữa chảy vì côn trùng gọi là Pu.luvaka. Ka ở đây cũng mang ý nghĩa như Ka trong Lohitaka.

10. GIAI ÐOẠN A.T.THIKA - HÀI CỐT TỬ THI.

Có hai phần trong hợp từ này: A.t.thi + ka.

A.t.thi chỉ cho xương cốt, ka là sự nhơ bẩn, đáng gớm. Khi trong hợp từ A.t.thikalaa chỉ cho tử thi nhơ bẩn chỉ còn lại xương cốt.

Một lời giải tự:

A.t.thiyeva kucchitanti = A.t.thika.m.

Tử thi chỉ còn lại xương trắng đã đáng nhờm tởm thì gọi là A.t.thika.

QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN ÁN XỨ BẤT MỸ VÀ BA ẤN TƯỚNG.

1. ÁN XỨ BÀNH TRƯỚNG TỬ THI - UDHUMAATAKAKAMMA.T.THAANA:

Ðể phát triển án xứ này, vị hành giả tìm một tử thi đã trương sình và chỉ nên cùng giới tính với mình, nam hành giả thì chọn tử thi nam, nữ hành giả thì chọn tử thi nữ. Rồi suy quán mọi bất tịnh của tử thi ấy: "Udhumaataka.m pa.tikuula.m..." (tử thi trương sình này quả thật là vật nhơ nhớp, đáng tởm). Và vẫn tu tập như thế cho đến khi Trì tướng hiển lộ. Sơ tướng của án xứ này là tử thi trương sình ban đầu hành giả tu tập. Giai đoạn Trì tướng cũng tương tự như thế, khác nhau là được tri nhận qua ngõ ý môn, những hình ảnh bất tịnh nhơ nhớp của giai đoạn đầu - sơ tướng - vẫn không thay đổi. Riêng về Tự tướng những hình ảnh bất tịnh ấy không còn nữa, chỉ như là một hình tượng lớn rộng hơn. Tuy nhiên vị hành giả vẫn phải suy xét về khía cạnh bất tịnh của nó. Vả lại, bành trướng tử thi này, đối với các án xứ bất tịnh là phát triển khó khăn hơn cả, vì hình ảnh án xứ này chỉ tồn tại ở vài ngày, một hoặc hai. Sau đó, sẽ chuyển hóa khác đi, trở thành thanh ứ rồi nồng lạn ... Nếu trong những thời gian hình ảnh bành trướng tử thi còn tồn tại mà Trì tướng được hành giả làm hiển lộ, khi ấy không cần nhìn vào tử thi nữa, hành giả hãy suy quán Trì tướng đã có để chứng đạt Tự tướng và sơ thiền sắc giới. Nhưng nếu để chứng đạt các thiền tầng cao hơn, hành giả không thể tu tập án xứ này, cũng như các án xứ bất mỹ khác để thành đạt. Vì các án xứ bất mỹ quá thô thiển, đơn sơ nên không thể chứng đắc các thiền tầng trên. Còn nếu như chưa đ?t thiền chứng mà Trì tướng đã bị hoại, hành giả nên tìm một tử thi trương sình khác và tiếp tục tu tập với tử thi mới này, nhưng nếu không tìm được một tử thi đồng giới tính, hành giả có thể tìm một xác thú vật mà thay thế, vẫn được.

2. ÁN XỨ THANH Ứ TỬ THI -VINIILAKAKAMMA.T.THAANA.

Vị hành giả tu tập án xứ này, cũng tương tự án xứ trên. Ðầu tiên tìm một tử thi đã ngã màu xanh đen và dĩ nhiên nên đồng giới tính với mình. Rồi cũng suy xét về sự bất tịnh của tử thi này: "Viniilaka.m pa.tikuula.m, viniilaka.m pa.tikuula.m" (tử thi đã ngã màu xanh đen này là vật nhơ bẩn, đáng nhờm gớm) cho đến khi Trì tướng hiển lộ.

Nói về 3 ấn tướng của án xứ này, đầu tiên là sơ tướng, tức là hình ảnh tử thi xanh đen ban đầu, và khi trở thành Trì tướng cũng vẫn như thế, chỉ khác nhau là được tri nhận bằng ngõ ý môn. Riêng về Tự tướng thì những bất tịnh nhơ bẩn của tử thi không còn nữa, chỉ là một hình ảnh mang nhiều màu sắc xanh, đen, đỏ của tử thi, và giai đoạn này đã hoàn toàn khiết hóa. Mặc dù thế, vị hành giả tu tập vẫn phải suy quán sự bất tịnh dơ bẩn của nó.

Những phần còn lại giống phần Uddhumaataka.

3. ÁN XỨ NỒNG LẠN TỬ THI - VIPUBBAKAKAMMA.T.THAANA.

Vị hành giả tu tập án xứ này nên tìm một tử thi thịt rữa chảy và cùng đồng giới tính, rồi quán xét sự bất tịnh của tử thi: "Vipubbaka.m pa.tikuula.m, Vipubbaka.m pa.tikuula.m" (tử thi đã rữa chảy này là vật đáng kinh tởm, nhơ nhớp). Như vậy cho đến khi Trì tướng hiển lộ.

Nói đến 3 ấn tướng của án xứ này là những hình ảnh tử thi ban đầu tu tập, thì gọi là sơ tướng. Giai đoạn thứ hai cũng những hình ảnh ấy nhưng được ghi nhận bằng ý môn, đó là Trì tướng. Riêng về Tự tướng thì những hình ảnh thịt rữa chảy, nhơ bẩn không còn, chỉ là một hình tượng đã được khiết hóa, trong sạch. Và cũng như ở phần trên, hành giả vẫn phải suy xét những khía cạnh bất tịnh của nó.

Các giai đoạn còn lại tương tự phần một.

4. ÁN XỨ ÐOẠN HOẠI TỬ THI - VICCHIDDAKAKAMMA.T.THAANA.

Ban đầu, để tu tập án xứ này, vị hành giả tìm một tử thi đã bị đứt đoạn từng phần và là tử thi đồng giới tính, rồi suy xét rằng: "Vicchiddaka.m pa.tikuula.m, Vicchiddaka.m pa.tikuula.m" (tử thi đã bị phân đoạn này là vật đáng nhờm tởm, bất tịnh) cho đến khi đạt đến Trì tướng. Ðiều cần ghi nhớ là nếu các bộ phận tử thi rời nhau quá xa, nên đem sắp lại chỉ chừa khoảng cách một ngón tay là vừa. Sơ tướng của án xứ này là tử thi phân đoạn, đến giai đoạn trở thành Trì tướng cũng như vậy, nhưng khác nhau là tri nhận bằng ý môn. Còn riêng Tự tướng thì được tri nhận ấy không còn bị phân đoạn nữa, các hình ảnh bất tịnh cũng không, chỉ như là một hình tượng trong sáng được để ở một nơi yên lặng, bất động. Tuy vậy, hành giả vẫn phải quán xét sự bất tịnh đáng gớm của nó. Những việc còn lại tương tự phần một.

5. ÁN XỨ THỰC HÁM TỬ THI - VIKKHAAYITAKAKAMMA.T.THAANA.

Vị hành giả tu tập án xứ này cần phải tìm tử thi đã loang lổ vì dã thú ăn, và tử thi phải là đồng giới tính, rồi suy quán về sự bất tịnh: "Vikkhaayitaka.m pa.tikuula.m, Vikkhaayitaka.m pa.tikuula.m" (tử thi đã bị loang lổ này là vật đáng nhờm gớm). Suy niệm như vậy cho đến khi Trì tướng hiển lộ..

Về ấn tướng này của án xứ này, tức sơ tướng là hình ảnh tử thi bị loang lổ, bị đục khoét bởi các dã thú: diều hâu, quạ...giai đoạn Trì tướng vẫn không thay đổi, chỉ khác nhau là tri nhận bằng ý môn, đến Tự tướng, những hình ảnh bất tịnh, nhơ nhớp không còn nữa, chỉ như là một hình thể trong sáng, khiết tịnh. Tuy nhiên, hành giảtrong giai đoạn này vẫn phải xem đó là nhũng vật bất tịnh, đáng nhờm gớm . Những việc làm còn lại tương tự phần một.

6. ÁN XỨ TÁN LOẠN TỬ THI - VIKKHITTAKAKAMMA.T.THAANA

Tu tập án xứ này nên tìm một tử thi đã bị phân tán rồi đem góp nhặt lại và điều cần có phải laatử thi đồng giới tính, rồi suy niệm: "Vikkhittaka.m pa.tikuula.m..." (tử thi đã bị phân tán này quả là vật đáng nhờm gớm, nhơ bẩn) và như thế cho đến khi Trì tướng hiển lộ.

Ba ấn tướng và các giai đoạn còn lại tương tự như những phần trên (dĩ nhiên cùng cách thức ấy, chỉ khác hình ảnh án xứ).

7. ÁN XỨ CHIẾT ÐOẠN TỬ THI - HATAVIKKHITTAKAKAMMA.T.THAANA.

Tu tập án xứ này, hành giả tìm một tử thi đã bị đâm nát vì vũ khí và vung vãi tản mác, góp nhặt lại rồi tác niệm: "Hatavikkhittaka.m pa.tikuula.m..." (tử thi này là vật đáng gớm, bất tịnh)

Ba ấn tướng và các giai đoạn còn lại tương tự phần một.

8. ÁN XỨ HUYẾT ÐỒ TỬ THI - LOHITAKAKAMMA.T.THAANA

(Cũng như tất cả phần trên, chỉ thay án xứ là huyết đồ tử thi để tác niệm)

9. ÁN XỨ TRÙNG TU TỬ THI - PU.LUVAKAKAMMA.T.THAANA

(Tương tự các phần trên, chỉ thay thế án xứ là trùng tụ tử thi)

10. ÁN XỨ HÀI CỐT TỬ THI - A.T.THIKAKAMMA.T.THAANA.

(Cũng tương tự các phần trên, chỉ thay thế là một tử thi hài cốt)

Án xứ hài cốt tử thi này được phân làm 5 loại:

- Sama.msalohitanahaani - sambandha - a.t.thika: hài cốt còn thịt, máu và gân thắt dính.
- Nima.msalohita-sakkhita-nahaaru-sambandha-a.t.thika: hài cốt không còn thịt nhưng vẫn còn dính máu vá gân.
- Apagata-sa.msalohita-nahaaru-sambandha-a.t.thika: hài cốt không còn thịt và máu nhưng còn gân thắt buộc.
- Apagata- nahaaru-sambandha-disaavidisaavikkhitta- a.t.thika: hài cốt không còn gân thắt, đã phân tán
- Petasa"nkhava.n.napa.tibhaaga-a.t.thika: hài cốt chỉ còn là những khúc xương trắng dã như màu vỏ ốc.

PHỤ GIẢI VỀ NHỮNG PHƯƠNG CÁCH TU TẬP ÁN XỨ BẤT MỸ.

Những phương thức đơn giản đã trình bày, nếu là trường hợp của những người đầy đủ căn lành ở đời quá khứ thì sự suy xét bất tịnh như thế, Trì tướng và Tự tướng vẫn dễ dàng hiển lộ. Nhưng riêng những người khác thì điều ấy hẳn phải khó khăn hơn, nếu như theo phương thức tu tập đã nói, hành giả vẫn chưa làm hiển lộ hai ấn tướng Trì tướng và Tự tướng, hành giả cần quán xét tử thi theo 6 khía cạnh sau:

1. Va.n.nato: Suy xét về màu da, ghi nhận tử thi là người da đen, hoặc da trắng, hoặc da vàng.

2. Li.ngato: Suy xét về tuổi thọ, ghi nhận tử thi ở vào tuổi thọ thiếu niên, trung niên hoặc lão niên. Ơû đây, hành giả không nên ghi nhận thuộc về giới căn nào. Chữ li.nga trong trường hợp này dùng trong ý nghĩa tuổi thọ, không nên hiểu theo nghĩa giới tính

3. Sa.n.thaanako: Suy xét về từng bộ phận, ghi nhận đây là đầu, đây là tay, là chân,...

4. Diisato: Suy xét về phương hướng, ghi nhận đây là phần từ rún trở lên, đây là phần từ rún trở xuống. Hay đầu tử thi nằm về hướng này, mình tử thi nằm về hướng kia.

5. Okaasato: Suy xét về vị trí, ghi nhận đầu, mình,tay, chân,...tại chỗ này, tại chỗ kia. Hay đầu nơi này, mình nơi kia.

6. Paricchedato: Suy xét phần giới hạn, ghi nhận rằng phần trên cùng thân thể là tóc, dưới cùng là gót chân và phần ngang phía trên là lớp da.

Nếu suy xét như vậy mà hành giả vẫn chưa làm hiển lộ hai ấn tướng, cần quán xét thêm 5 điều tiếp theo:

1. Sandhito: Suy xét phần chắp nối, ghi nhận rằng tử thi được 14 gấp xương chính nối ba đoạn tay phải, ba đoạn tay trái, ba đoạn chân phải, ba đoạn chân trái, một đoạn xương cổ và một đoạn xương lưng.

2. Virirato: Suy xét về khoảng trống, ghi nhận rằng: đây là mắt, đây là mũi, đây là miệng, là bụng, là kẽ tay, là kẽ chân, mắt nhắm, mắt mở, khép miệng, há miệng.

3. Ni.n.nato: Suy xét về chỗ khiếm khuyết, ghi nhận rằng đây là lỗ trũng của mắt, của cần cổ, là phần trong miệng hay ghi nhận ta ngồi nơi thấp, tử thi ở nơi cao.

4. Thalato: Suy xét về chỗ dư đầy, ghi nhận rằng đây là vầng trán, đây là phần ngực, hay ghi nhận ta ở trên cao, tử thi ở dưới thấp.

5. Samantato: Quán xét toàn diện, ghi nhận mọi khía cạnh của tử thi. Hành giả cần ghi nhận điểm nổi bật nhất tử thi ấy theo từng giai đoạn: bành trướng, thanh ứ,...rồi suy niệm: "bành trướng tử thi hay thanh ứ tử thi...là vật bất tịnh, đáng gớm".

BƯỚC ÐẦU ÐỂ SUY GẪM ÁN XỨ TỬ THI.

Vị hành giả khi suy quán tử thi, không nên ở về hướng trên gió hay hướng dưới gió hoặc trên đầu hay dưới chân, chỉ nên ở vị thế ngang tử thi trong khoảng cách thích hợp, không gần cũng không xa.

Ðối với án xứ bất mỹ, những người tính hay sợ hãi, nhút nhát, khi suy quán về sự bất tịnh, nhơ nhớp của tử thi, Trì tướng lại sẽ dễ dàng hiển lộ hơn là người tính bạo dạn. Tuy nhiên, những việc làm góp nhặt tử thi (nếu bị phân tán), vị hành giả nên nhờ một người nào khác làm việc ấy. Ðối với riêng bản thân thì cần tránh, nếu phải làm khi những mẩu xương nhỏ vung vãi, thì hành giả nên dùng một que cây thay thế bàn tay gom tụ lại. Vì khi thường xuyên xúc chạm như thế, hành giả không còn kinh cảm hay sợ hãi nữa và sẽ trở nên hững hờ, bạo dạn hơn đối với tử thi cần làm án xứ. Ðiều này là khó khăn cho việc phát triển án xứ Tự tướng. Thái độ cũng như người giữ tha ma, những phu khuân vác tử thi, mặc dù hàng ngày vẫn thường tận mắt nhìn thấy hoặc cả xúc chạm xác người, nhưng không bao giờ Trì tướng hiển lộ với họ cả.

TỬ THI CÓ PHI NHÂN TRÚ ẨN

Trong 10 loại án xứ bất mỹ, dễ gây sợ hãi cho hành giả đó là những án xứ:bành trướng tử thi, thanh ứ tử thi và nồng lạn tử thi, khi mà hành giả chưa đạt đến Trì tướng. Lúc đang hành trì, có thể hành giả chợt nghĩ rằng tử thi sẽ bật ngồi, đi, đứng, ý nghĩ này sẽ làm cho những hành giả có thói quen sợ hãi bị mất chánh niệm và tán động. Nếu là người hay nhút nhát có thể cùng vài người để đến tử thi. Và những lúc suy nghĩ hốt hoảng, nên tự trấn tỉnh rằng: "Những tử thi này chẳng khác gì một thân cây, hay khúc gỗ khi tâm không còn nữa, thì quả là vô lý để có thể nghĩ sẽ bật dậy đứng và đi". Như thế hành giả được vững tâm hơn. Song ý nghĩ này chưa hoàn toàn vì thật sự tử thi có thể ngồi dậy, đứng, đi, bởi lẽ phi nhân điều khiển. Ðể đối kháng với trường hợp ấy, hành giả xua đuổi bằng những bài Paritta như Kinh Ratanasutta là một. Không như vậy thì dùng gậy đánh ngã tử thi ấy. Ðây là nguyên nhân mà khi đến tử thi tu tập cần mang gậy.

TRÌ TƯỚNG TRỞ THÀNH NƠI SỢ HÃI CHO NHỮNG NGƯỜI THÓI QUEN HỐT HOẢNG.

Trước khi Tự tướng hiển lộ, những hành giả có tính nhút nhát, nếu không có những vị hướng dẫn Sư chỉ bảo mà chính hành giả cũng không biết rằng đó là Trì tướng, cứ ngỡ là bị phi nhân quấy phá, rồi từ đó dẫn đến mất ăn mất ngủ, trở nên bịnh hoạn. Hoặc là những người chưa một lần quán sát tử thi, khi phải trực diện tử thi thường xuyên như thế, sau đó dầu những khi không còn quan sát, họ vẫn mãi thấy tử thi ở mắt, hình ảnh tử thi vẫn còn dán chặt ở tâm họ. Ấy chính là giai đoạn Trì tướng, mà một sai lầm nghiêm trọng cho ấy là phi nhân ám ảnh, để rồi dẫn đến hậu quả không hay như bệnh hoạn, ...

ÐIỂM DỊ BIỆT GIỮA CÁI THẤY SƠ TƯỚNG VÀ SỰ TRI NHẬN TRÌ TƯỚNG.

Vị hành giả tu tập án xứ bất mỹ phần nhiều rất dễ nhầm lẫn giữa sơ tướng và Trì tướng. Sau thời gian quan sát tử thi, vị hành giả nhớ lại hình ảnh tử thi một cách rõ ràng và do đấy đã lầm tưởng rằng ấy là Trì tướng. Nhưng trên sự thật thỉ chưa là Trì tướng, chỉ trạng lại cảnh ban đầu (Sơ tướng) qua hình ảnh quá khứ mà tri nhận một cách rời rạc, riêng lẻ. Sự hiển lộ của Trì tướng không như thế. Hình ảnh cũng giống như hình ảnh ban đầu (sơ tướng). Nhưng, ở bất luận oai nghi nào cũng không cần có sự trạng nhớ. Cái trạng nhớ hình ảnh rõ nét hình thể án xứ ấy chỉ là sự ghi nhận lại hình ảnh đã quan sát chớ chưa là hình ảnh ban đầu. Tương tự như người xem sách, khi không còn nhìn trang sách nữa thì nhớ lại nét chữ đã xem chớ không bao giờ đọc lại được những gì đã xem như khi đang nhìn. Và nếu phải đọc lại như trong sách thì không sao làm điều ấy. Cũng vậy, nhớ lại cảnh sơ tướng chỉ là cái nhớ nét chữ của người khi đã gấp sách và là nhớ nét chữ chớ không phải đã đọc được gì đã xem. Riêng việc ghi nhận Trì tướng cũng giống như người đọc ý nghĩa của quyển sách, dù quyển sách đã gấp lại họ vẫn đọc được những ý nghĩa đã xem. Trong phần án xứ hoàn tịnh cũng thế, nhiều người đã sai lầm đồng hóa "cái biết do nhớ - sơ tướng" (trong thời điểm không an trú án xứ) với "cái biết do nhận - Trì tướng" là giống nhau.

THỜI GIAN NHANH CHẬM CỦA TRÌ TƯỚNG

Trong án xứ bất mỹ, từng loại tử thi mà suy xét sự bất tịnh đáng gớm của nó, và sự bất tịnh đó được tính theo hai: dễ gây kinh cảm và ít gây kinh cảm. Tử thi nào gây cho hành giả nhiều kinh cảm, với tử thi ấy, Trì tướng hiển lộ mau chóng hơn là tử thi bình thường ít làm cho hành giả sợ hãi. Ngoài ra, sự quán xét một thân xác không còn sự sống (tử thi), Trì tướng cũng sẽ mau chóng hiển lộ hơn đối với một thân còn sống. Án xứ bất mỹ không còn sự sống là 10 loại tử thi đã trình bày. Hành giả và người khác là án xứ bất mỹ còn sự sống. Sự quán xét án xứ bất mỹ còn sự sống như sau:

1. Khi bị ung nhọt, vết sưng: hành giả suy quán là thân xác trương phù (udhumaataka)

2. Khi ghẻ lở, máu và nước vàng chảy rịn: hành giả suy quán đó là thân xác nồng lạn (vipubbaka)

3. Khi đứt tay, đứt chân hay vết đứt đâu đó trên thân thể: vị hành giả suy quán đó là thân thể chiết đoạn.

4. Khi thân thể dính máu, vị hành giả suy quán đó là huyết đổ thân thể.

5. Nhìn hàm răng, vị hành giả suy đoán đó là hài cốt.

Suy quán bất tịnh đối với một thân thể sống như vậy, tuy Trì tướng hiển lộ có phần chậm hơn, nhưng đó là những thường tánh pháp của các bậc hiền trí, vì sự bất tịnh đó không thể suy quán qua một tử thi. Vả lại, thân sống hay là tử thi cũng đều giống nhau, ở chỗ bất tịnh.

Trong Visuddhimaggatthakathaa, Ngài Buddhaghosa viết rằng:

" Yatheva matasariira.m
Jiiva.m pi asubha.m tathaa
Aagantukaala.mkaarena
Channattaa ta.m na paakata.m"

"Dù là một thân thể sống vẫn là cái bất mỹ không khác những tử thi. Mặc dù sự nhơ bẩn, bất tịnh không rõ nét, bởi được che đậy bởi vẻ hào nhoáng bên ngoài".

"Sace imassa kaayassa
Anto baahirako siyaa
Da.n.da.m mii.na gahetvaana
Kaake so.ne nivaaraye"

"Nếu đối với thân này, lấy những vật từ bên trong bỏ ra ngoài. Ðiều tự nhiên là mọi người sẽ vất cho quạ và chó".

"Yathaapi pupphiita.m disvaa
Si.ngaalo ki.msuka.m vane
Ma.msarukkho mayaa laddho
Iti santvaana vegasaa
Patita.m patita.m puppha.m
Da.msitvaa atilolupo
Nayida.m maxa.m udu.m ma.msa.m
Ya.m rukkhaxminti ga.nhati
Ima~nhi subhato kaaya.m
Gahetvaa tattha mucchitaa
Baalaa karontaa paapaami
Dukkhaa na parimuccare"

[Cha. Visuddhimagga pa.thamaabhaaga, trang 190]

"Cũng như con sói thấy một cây hoa pupphita (một loại hoa bông đỏ) đang nở. Nghĩ rằng đó là một cây bằng thịt sống, liền chạy nhanh đến ngoạm lấy. Rồi mới vỡ lẽ: đây không phải thịt sống. Nhưng vẫn sai lầm: thịt ở cây khác kia. Cũng vậy, những người thiểu trí, nghĩ r?ng xác thân ta và người khác xinh đẹp, là người trong sạch, mà vì đó có thể dẫn đến những tội lỗi và không bao giờ thoát ly khổ đau".

"Tasmaapasseyya medhaavii
Jiivata vaa matassa vaa
Sabhaava.m puutikaayassa
Subhabhaave.na vajjitu.m"

"Bậc trí quán thấy sự nhờm gớm bất mỹ ở hai phần: Thân thể sống và tử thi".

MÀU SẮC HOÀN TỊNH THAY THẾ ÁN XỨ BẤT MỸ PHÁT TRIỂN CÁC THIỀN TẦNG CAO.

Như đã được trình bày, án xứ bất mỹ không thể đạt đến các thiền tầng cao, kể từ thiền tầng thứ hai. Nếu đã chứng Sơ thiền, vị hành giả không cần phải tu tập các án xứ khác, vì nghĩ rằng đó có thể phát triển mọi thiền tầng sắc giới. Ở giai đoạn này (Sơ thiền), vị hành giả hãy dựa vào những màu sắc của tử thi mà tác niệm tùy theo sự thích ứng: màu xanh, vàng, đỏ hoặc trắng. Và như thế là hiển lộ Trì tướng, Tự tướng, rồi thiền tầng thứ hai sắc giới. Với nền tảng màu sắc hoàn tịnh, hành giả phát triển các thiền tầng cùng tột trên cơ sở án xứ hoàn tịnh.

ÁN XỨ BẤT MỸ THEO HAI LỐI SUY QUÁN.

Hai lối suy quán án xứ bất mỹ: thứ nhất dẫn đến thiền chứng (theo phương thức đã trình bày), thứ hai dẫn đến Ðạo Quả, Níp-bàn.

Ơû lối thứ hai không xét theo khía cạnh bất tịnh mà chỉ suy quán theo ba tính chất: vô thường, khổ não và vô ngã như sau:

1) Vị hành giả suy quán: "Sự có mặt của thân naay hẳn phải biến hoại, tiêu vong, khác nhau chỉ là Ta và người khác, trước hoặc sau". Chính điều này được Ðức Thế Tôn đã thuyết: "Tất cả pháp hành đều vô thường (Sabbe...)".

2) Thân này và sự sống của Ta, mặc dầu đang cảm nhận những khổ thọ, bức xúc trong hiện tại, nhưng đó chưa phải là cái khổ đau cùng cực, mà chính là sự bất lực, không thể chống trả với cái cuối cùng của kiếp sống, để còn lại như tử thi naay. Ðiều ấy được Ðức Thế Tôn thuyết rằng: "Tất cả pháp hành đều khổ não (Sabbe...)"

3) Tử thi trước mắt Ta khi còn sự sống, hẳn người naay không bao giờ muốn bệnh và chết, nhưng họ hoàn toàn bất lực để hoán cải điều đó, vì thân không dưới quyền lực của họ, của bất cứ ai. Ðiều tự nhiên của thực tính danh sắc là vô ngã. Cả chính Ta cũng phải tùy thuộc vào quy luật ấy và không thể làm khác hơn. Chính vì lý do này mà Ðức Thế Tôn đã thuyết rằng: "Tất cả pháp không tùy thuộc một ai (Sabbe...)".

Việc suy quán theo Minh sát, vị hành giả không cần lựa chọn tử thi phải là nam hay nữ. Cũng như một lần Ðức Thế Tôn đã hóa hiện tử thi phụ nữ để Trưởng lão Kulaala suy quán, mà vị này thuộc về cơ tánh ái. Hay như Ngài bảo Vị Tỷ kheo trẻ quan sát tử thi nàng Sirimaa, người mà vị này quá thương yêu cả đến mất ăn, mất ngủ, để suy quán về vô thường, khổ não và vô ngã.


Mục lục | I | II-a | II-b | III | IV-a | IV-b | V | VI | VII

 


Vào mạng: 12-12-2001

Trở về thư mục "Kinh điển"

Đầu trang