Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Kinh Tăng Chi Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch

10a

CHƯƠNG MƯỜI :
MƯỜI PHÁP

I. PHẨM LỢI ÍCH

(I) (1) Ý NGHĨA GI

ر. Như vầy tôi nghe :

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jeta-vana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn gia Ànanda đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ?

- Này Ànanda, các thiện giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.

- Nhưng bạch Thế Tôn, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ?

- Này Ànanda, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ? Này Ànanda, không có hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.

- Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ?

- Này Ànanda, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.

- Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ?

- Này Ànanda, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.

- Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ?

- Này Ànanda, khinh an có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.

- Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ? Này Ànanda, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định

- Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ?

- Này Ànanda, định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.

- Nhưng bạch Thế Tôn, như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì ?

- Này Ànanda, như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm cán, ly tham.

- Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm cán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích

Này Ànanda, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.

2. Như vậy, này Ànanda, các thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc, không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan. Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích khinh an. Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc. An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định. Định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến. Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham. Nhàm chán ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến. Như vậy, này Ànanda, các thiện giới thứ lớp dẫn tới tối thượng. Như vậy, này Ànanda, các thiện giới thứ lớp đưa đến tối thượng.

 

(II) (2) NGHĨ VỚI DỤNG Ý

1. - Này các Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không cần phải làm với dụng ý rằng : "Mong rằng không hối tiếc sẽ sanh khởi nơi ta". Pháp nhĩ là vậy, này Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người không hối tiếc, không cần phải làm với dụng ý rằng : "Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có không hối tiếc, hân hoan sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có thân có hoan hỷ, không cần phải làm với dụng ý rằng : "Mong rằng thân ta được khinh an", Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có ý hoan hỷ, thân được khinh an. Này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, không cần phải làm với dụng ý rằng : "Mong rằng ta cảm thọ an lạc". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, an lạc được cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, không cần phải làm với dụng ý : "Mong rằng tâm ta được Thiền định". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, tâm được Thiền định. Này các Tỷ-kheo, với người có Thiền định, không cần phải làm với dụng ý : "Mong rằng ta biết, ta thấy như thật". Thật nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiện định, biết và thấy như thật". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền định, biết và thấy như thật. Này các Tỷ-kheo, người biết vả thấy như thật, không cần phải làm với dụng ý : "Mong rằng ta sẽ nhàm chán, ta sẽ ly tham" Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, nhàm chán và ly tham. Này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham không cần phải làm với dụng ý : "Mong rằng ta sẽ chứng ngộ giải thoát tri kiến". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham, chứng ngộ giải thoát tri kiến.

2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nhàm chán lý tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến ; như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham ; định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi như thật tri kiến ; an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định ; khinh an có ý nghĩa an lạc có lợi ích an lạc ; hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an ; hân hoan có ý nghĩa hỷ, có lợi ích hỷ ; không nuối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan, các Thiện giới có ý nghĩa không nuối tiếc, có lợi ích không hối tiếc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các pháp khiến cho các pháp (khác) tăng thịnh ; các pháp khiến các pháp khác viên mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia.

 

(III) (3) SỞ Y

1. - Này các Tỷ-kheo, với ác giới, với phá giới, không hối tiếc, sơ y bị diệt. Với không có không hối tiếc, với không hối tiếc không đầy đủ, hân hoan sở y bị diệt. Với hân hoan không có, với hân hoan không đầy đủ, hỷ sở y bị diệt. Với hỷ không có, với hỷ không đầy đủ, khinh an sở y bị diệt. Với khinh an không có, với khinh an không đầy đủ, an lạc sở y bị diệt. Với an lạc không có, với an lạc không đầy đủ, chánh định sở y bị diệt. Với chánh định không có, với chánh định không đầy đủ, như thật tri kiến sở y bị diệt. Với như thật tri kiến không có, với như thật tri kiến không đầy đủ, nhàm chán, ly tham sở y bị diệt. Với nhàm chán, ly tham không có, với nhàm chán, ly tham không đầy đủ, giải thoát tri kiến sở y bị diệt. Ví như cây không đủ cành và lá, các mầm non (cũng có nghĩa là vỏ ngoài) của cây ấy không đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với ác giới, với phá giới, không hối tiếc sở y bị diệt. Với không hối tiếc không có, với không hối tiếc không đầy đủ.... giải thoát tri kiến sở y bị diệt.

Này các Tỷ- kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ, không hối tiếc có sở y. Với không hối tiếc có mặt, với không hối tiếc có đầy đủ, hân hoan có sở y. Với hân hoan có mặt, với hân hoan có đầy đủ, hoan hỷ có sở y. Với hoan hỷ có mặt, với hoan hỷ có đầy đủ, khinh an có sở y. Với khinh an có mặt, với khinh an có đầy đủ, an lạc có sở y. Với an lạc có mặt, với an lạc có đầy đủ, chánh định có sở y. Với chánh định xóa mặt, với chánh định có đầy đủ, như thật tri kiến có sở y. Với như thật tri kiến có mặt, với như thật tri kiến có đầy đủ, nhàm chán, ly tham có sở y. Với nhàm chán, ly tham có mặt, với nhàm chán, ly tham có đầy đủ, giải thoát tri kiến có sở y. Ví như này các Tỷ-kheo, một cây có đầy đủ cành và lá, các mầm non của cây ấy đi đến viên mãn, vỏ trong, giác cây, lõi cây đi đến viên mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với giới có mặt, với giới có đầy đủ, không hối tiếc có sở y. Với không hối tiếc có mặt, với không hối tiếc có đầy đủ... giải thoát tri kiến có sở y.

 

(IV) (4) CÓ SỞ Y ( DO SÀRIPUTTA THUYẾT)

(Như kinh 3, chỉ khác ở đây là Tôn giả Sàriputta thuyết).

 

(V) (5) CÓ SỞ Y (DO TÔN GIẢ ÀNANDA THUYẾT) (Như kinh 3, chỉ khác ở đây là Tôn giả ànanda thuyết).

 

 

(VI) (6) ĐỊNH DO BẬC ĐẠO SƯ THUYẾT

1. Bấy giờ Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất ; trong nước không tưởng đến nước ; trong lửa ; trong gió không tưởng đến gió ; trong không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ ; trong Vô sở hữu xứ, không phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ ; trong thế giới hiện tại có thể không tưởng đến thế giới hiện tại ; trong thế giới đời sau có thể không tưởng đến thế giới đời sau ; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng ?

- Này Ànanda, có thể như vậy, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiện định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất ; trong nước không tưởng đến gió ; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ ; trong thế giới hiện tại, không tưởng đến thế giới hiện tại ; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.

2. - Nhưng bạch Thế Tôn, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất... trong thế giới đời sau, không đến thế giới đời sau ; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng ?

- Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo tưởng như sau : "Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Như vậy, này Ànanda, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không đến đất ; trong nước không tưởng đến nước... trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.

 

(VII) (7) ĐỊNH DO GIẢ SÀRIPUTA THUYẾT

1. Bấy giờ Tôn giả Ànanda đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda nói với Tôn giả Sàriputta :

Thưa Hiền giả Sàriputta, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong địa đại, không tưởng đến địa đại... trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau, tuy vậy, vị ấy vẫn tưởng ?

- Này Ànanda, có thể như vậy. Một Tỷ-kheo khi chứng Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất... trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.

2.- Nhưng thưa Hiền giả Sàriputta, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất... trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau ; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng ?

- Này Hiền giả Ànanda, một thời ở đây, tôi trú ở Sàvatthi, trong rừng Andha. Tại đây, tôi chứng được Thiền định như sau : Trong đất, tôi không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, tôi vẫn có tưởng.

3- Nhưng trong lúc ấy, Tôn giả Sàriputta tưởng đến gì ?

- Một tưởng khác khởi lên trong tôi : "Hữu diệt là Niết-bàn". Một tưởng khác diệt đi trong tôi : "Hữu diệt là Niết-bàn." Ví như, này Hiền giả, lửa được đốt cháy từ mảnh đá nhỏ, một ngọn lửa khác khởi lên, một ngọn lửa khác diệt đi. Cũng vậy, này Hiền giả, một tưởng khác khởi lên trong tôi, thưa Hiền giả : "Hữu diệt là Niết-bàn." Một tưởng khác diệt đi trong tôi : "Hữu diệt là Niết-bàn". Tuy vậy, trong lúc ấy tôi vẫn có tưởng.

 

(VIII) (8) NGƯỜI CÓ LÒNG TIN

1. - Vị Tỷ-kheo có lòng tin, này các Tỷ-kheo, nhưng không có giới. Như vậy, vị ấy về chi phần này không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng : "Làm thế nào để ta có lòng tin và có giới nữa ? ". Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin và có giới, như vậy về chi phần ấy, Tỷ-kheo có viên mãn.

2. Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới nhưng không có nghe nhiều... có nghe nhiều nhưng không có nói pháp... có nói pháp nhưng không thường tham gia với hội chúng... thường tham gia với hội chúng, nhưng không vô úy thuyết pháp chúng nhưng không trì luật... có trì luật, nhưng không phải là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, nhưng đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, vị ấy về chi phần này không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng : "Làm thế nào, ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với chúng hội, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc thú, có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức, và do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta có thể chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ? " Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, có được không phí sức, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.

Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, và viên mãn trong mọi phương diện.

 

(IX) (9) TỊCH TỊNH GIẢI THOÁT

(Như kinh trước 8 cho đến... là người ở rừng ở các trú xứ vắng...)

.... là người trì luật, nhưng không phải là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng... là người ở rừng, ở các trú xa vắng... là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, nhưng đối với các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy không cảm giác với thân và an trú, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ; như vậy về chi phần này không viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng : "Làm thế nào, ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, trì luật, là người ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, ta có cảm giác với thân và an trú ; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ? " Và này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp cho hội chúng, là vị trí luật, là vị ở rừng, ở các trú xứ xa vắng, đối với các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc, thuộc về vô sắc, vị ấy có cảm giác với thân và an trú ; do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng đạt và an trú vô tâm giải thoát, tuệ giải thoát ; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.

Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, và viên mãn trong mọi phương diện.

 

(X) (10) VỚI CÁC MINH

(Như kinh trước cho đến. Vị ấy trì luật...) là người trì luật, nhưng không nhớ đến rất nhiều đời sống trước, một đời, hai đời... vị ấy nhớ nhiều đời sống trước với các chi tiết và các đặc điểm, nhớ đến rất nhiều đời sống trước, như một đời, hai đời... vị ấy nhớ nhiều đời sống trước với các chi tiết và các đặc điểm, nhưng không với thiên nhãn siêu nhân... vị ấy rõ biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, nhưng không do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ; như vậy, về chi phần này, vị ấy không được viên mãn. Vị ấy cần phải làm cho viên mãn chi phần ấy, nghĩ rằng : "Làm thế nào ta có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, thường tham gia với hội chúng, vô úy thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, có thể nhớ đến nhiều đời sống trước như một đời, hai đời... có thể nhớ đến nhiều đời sống trước, với các chi tiết và các đặc điểm,... với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân có thể biết được các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, do đoạn diệt các lậu hoặc... chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ? " Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, là vị thuyết pháp cho hội chúng, là vị trì luật, nhớ đến nhiều đời sống trước, như một đời, hai đời... có thể nhớ đến nhiều đời sống trước, với các chi tiết và các đặc điểm.... với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân có thể biệt được các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, do đoạn diệt các lậu hoặc... chứng ngộ, chứng đạt và an trú ; như vậy về chi phần này, vị ấy được viên mãn.

Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tịnh tín một cách phổ biến, có viên mãn trong mọi phương diện.

 

II. PHẨM HỘ TRÌ

 

(I) (11) TRÚ XỨ

1. - Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần, thân cận, chia xẻ xứ thành tựu năm chi phần, không bao lâu, do d0oạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Và này các Ty-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai : "Dây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Diều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn". Vị ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Vị ấy không lừa đảo, man trá, nêu rõ mình như chân đối với bậc Đạo Sư, đối với các vị sáng suốt hay đối với các vị đồng Phạm hạnh. Vị ấy sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không từ bỏ gánh nặng trong các thiện pháp. Vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (của các pháp), thể nhập thánh quyết trạch đưa đến chơn chánh, đoạn diệt khổ đau.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần. Này các Tỷ-kheo, như thế nào là trú xứ thành tựu năm chi phần ?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, trú xứ không quá xa, không quá gần, thuận tiện cho đi và đến, ban ngày không đông đủ, ban đêm không ồn ào, không huyên náo, ít xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, và các loại rắn rít. Trú tại trú xứ ấy, tìm được không mệt nhọc các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Tại trú xứ ấy, các trưởng lão Tỷ-kheo đến ở là những bậc nghe nhiều, được trao truyền kinh điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu, thường thường đến các vị ấy tìm hiểu, hỏi han : "Thưa Tôn giả, cái này là thế nào ? Ý nghĩa cái này là gì ? " Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa mở rộng, trình bày những gì chưa trình bày, đối với những vấn đề còn khởi lên những nghi vấn, vị ấy giải tỏa các nghi vấn ấy. Này các Tỷ-kheo, trú xứ như vậy thành tựu năm chi phần.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần, thân cận chia xẻ trú xứ thành tựu năm chi phần, không bao lâu, do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí có thể chứng ngộ chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

 

(II) (12) CÁC CHI PHẦN

1. - Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo d0oạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần được gọi trong Pháp và Luật này là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo d0oạn tận năm chi phần ?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo d0oạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trao hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần ?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.

 

Không dục tham, không sân,

Không hôn trầm thụy miên

Không trạo cử, không nghi,

Tỷ-kheo hoàn toàn không

Với vô học giới uẩn,

Với vô học định uẩn,

Đầy đủ với giải thoát,

Với tri kiến như vậy.

Vị Tỷ-kheo như vậy,

Đầy đủ năm chi phần,

Đoạn tận năm chi phần,

Trong Pháp và Luật này,

Được gọi vị đầy đủ

Hoàn toàn mọi phương diện.

(III) (13) CÁC KIẾT SỬ

1. - Này các Tỷ-kheo, có mười kiết sử này. Thế nào là mười ?

2. Năm hạ phần kiết sử, năm thượng phần kiết sử.

Thế nào là năm hạ phần kiết sử ?

3. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Đây là năm hạ phần kiết sử.

Thế nào là năm thượng phần kiết sử ?

4. Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Đây là năm thượng phần kiết sử.

Này các Tỷ-kheo, đây là mười kiết sử.

 

(IV) (14) TÂM HOANG VU

1. - Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào năm tâm hoang vu chưa đoạn tận, năm tâm triền phược chưa được cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là tổn giảm trong các thiện pháp, không phải là tăng trưởng.

Như thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn tận ?

2. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Đạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni nào nghi ngờ bậc Đạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được đoạn tận.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp... không có tịnh tín (như trên), nghi ngờ Tăng... không có tịnh tín, nghi ngờ các Học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các Học Pháp... không có tịnh tín, tâm vị này không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được đoạn tận. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni nào phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tân của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được đoạn tận. Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được đoạn tận.

Thế nào là năm tâm triền phược chưa cắt đứt ?

4. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo, đối với những dục, không tham ái, không phải không tham dục, không phải không luyến ái, không phải không khao khát, không phải không nhiệt não, không phải không tham ái... không phải không khát ái, tâm của vĩ ấy không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được cắt đứt.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không phải không tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hia chưa được cắt đứt. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không phải không tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được cắt đứt. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chức đầy, sống nào ăn thiên về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc ngủ nghỉ, khoái lạc thụy miên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho thỏa thuê, cho đến bụng chức đầy... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được cắt đứt. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh với mong cầu được sanh Thiên giới, có ý nghĩa : "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được cắt đứt.

Như vậy là năm tâm triền phược chưa được cắt đứt.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu chưa d0oạn tận, năm tâm triền phược này chưa cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự tổn giảm trong các thiện pháp, không phải là tăng trưởng.

6. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tâm hoang vu đã đoạn tân, năm tâm triền phược đã cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là tổn giảm. Thế nào là năm tâm hoang vu đã được đoạn tận ?

7. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo không nghi ngờ bậc Đạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Đạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang thứ nhất đã được đoạn tận.

8. Lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ pháp... (như trên)... không nghi ngờ Học Pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Học pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm là tâm hoang vu thứ tư đã được đoạn tận. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, không cứng rắn. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị d0ồng Phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, không cứng rắn, thời tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được đoạn tận.

Như vậy là năm tâm hoang vu đã được đoạn tận.

Thế nào là năm tâm triền phược đã được cắt đứt ?

9. Này các Tỷ-kheo, ở d0ây, Tỷ-kheo đối với những dục không có tham ái, không có tham dục, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt não, không có khát ái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với những dục không có luyến ái, không có khao khát, không có tham dục, không có luyến ái, không có khao khát, không có nhiệt não, không có khái ái, tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được cắt đứt.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được cắt đứt. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được cắt đứt. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chức đầy, không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc ngủ nghĩ, khoái lạc thụy miên... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được cắt đứt. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống Phạm hạnh, không mong cầu được sanh Thiên giới với ý nghĩa : "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác", tâm vị ấy hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nhiệt tâm, chuyên chú, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được cắt đứt.

Như vậy là năm tâm triền phược đã được cắt đứt.

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu đã được đoạn tận, năm tâm triền phược này đã được cắt đứt, với vị ấy, đêm hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong thiện pháp, không phải tổn giảm. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong độ trăng trưởng về dung sắc, được tăng trưởng về hình tròn, được tăng trưởng về ánh sáng, được tăng trưởng về bề cao, bề rộng của quỷ đạo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Với Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào, năm tâm hoang vu đã được cắt đứt, với vị ấy, đêm đến hay ngày đến, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là tổn giảm.

 

(V) (15) KHÔNG PHÓNG DẬT

1. Này các Tỷ-kheo, cho đến các loài hữu tình không chân, hay hai chân, hay nhiều chân, hay có sắc, hay không sắc, hay có tưởng, hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng. Như lai được gọi là tối thượng giữa họ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng tong các pháp ấy.

2. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những dấu chân của các loại chúng sanh bộ hành nào, tất cả đều hôi tập trong chân con voi và chân con voi được gọi là tối thượng trong tất cả loại chân, tức là về phần to lớn. cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả chúng lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp. Ví như, các đòn tay nào của một ngôi nhà có nóc nhọn, tất cả đều đi đến mái nhọn, hướng đến mái nhọn, quy tụ vào mái nhọn. Mái nhọn đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả chúng lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp.

Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại rể hương nào, loại mủ keo đen được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có hững thiện pháp nào.. trong tất cả các thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại lõi hương nào, loại chiên-đàn đỏ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại hương nào, vũ quý hoa được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những tiểu vương nào, tất cả đều tùy thuộc vua Chuyển luân vương. Chuyển luân vương đối với họ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm ánh sáng của bất loại sao nào, tất cả đều không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng đố với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào mùa thu, khi hư không mở rộng, không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời, không quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, rực sáng, bừng sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có con sông ấy lớn nào, ví như sông Hằng, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Maihì, tất cả con sông ấy đều đi đến biển, hướng đến biển, thuận xuôi về biển, hướng nhập vào biển, biển lớn được gọi là tối thượng với chúng. cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.

 

(VI) (16) ĐÁNG ĐƯỢC CÚNG DƯỜNG

1. - Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế náo là mười ?

2. Như lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Giác, bậc Độc giác, bậc Giải thoát cả hai phần, bậc tuệ giải thoát, bậc Thân chứng, bậc Kiến chí, bậc Tín giải thoát, bậc Tùy pháp hành, bậc Tùy tín hành, bậc Chuyển tánh.

Này các Tỷ-kheo, mười hạng người này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

 

(VII) (17) VỊ HỘ TRÌ (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, đau khổ là người sống không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, mười pháp này tạo thảnh vị hộ trì. Thế nào là mười ?

2. Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này có giới, sống chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát với ý, đã thề nhập với chánh kiến ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào làm nào bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

5.Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn, và khéo chấp nhận những lời giáo giới ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có những công việc gì cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đối với các vị đồng Phạm Hạnh ; ở đây, vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu sự quán sát các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào, phàm có những công việc gì... vừa đủ để tổ chức ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, tong thắng Luật. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào sống tinh cần tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực kiên trì không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo bei61t đủ d0ối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng ức niệm, tùy niệm việc đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào chánh niệm... đã nói từ lâu ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, phẩm Tỷ-kheo nào có trí tuệ... đoạn tận khổ đau ; đây là pháp tác thành vị hộ trì.

Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, đau khổ là người trú không có vị hộ trì.

Này các Tỷ-kheo, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.

 

(VIII) (18) VỊ HỘ TRÌ (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, hãy trú với vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Đau khổ, này các Tỷ-kheo, là người trú không có vị hộ trì. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp tác thành vị hộ trì này. thế nào là mười ?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người có giới... chấp nhân và học tập trong các hoc pháp, nghĩ rằng : "Thật sự có giới là Tỷ-kheo này. Vị này trú, được bảo vệ với sự bảo vệ của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chanh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp". Các trưởng lão Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng nói đến, đáng được giáo giới... Các trung niên Tỷ-kheo... Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giác giới. Với vị ấy, được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tượng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm, đây là pháp tác thành vị hộ trì.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo. Tỷ-kheo là vị nghe nhiều... khéo thông đạt nhờ chánh kiến, nghĩ rằng : "Thật sự Tỷ-kheo này là vị nghe nhiều, thọ trì những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã thọ trì, đã tụng đọc bằng lời, đã quán sát bằng ý, khéo thông đạt nhờ chánh kiến". Các trưởng lão Tỷ-kheo... Các trung niên Tỷ-kheo... Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy, được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân học thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm. Đây là pháp tác thành sự hộ trì.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện, nghĩ rằng : "Thật sự Tỷ-kheo này làm bạn với hiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện". Các Tỷ-kheo trưởng lão... Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy... tác thành vị hộ trì.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới nghĩ rằng : "Thật sự Tỷ-kheo này, dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới". Các Tỷ-kheo trưởng lão... Các trung niên Tỷ-kheo... Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy... tác thành vị hộ trì.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, phàm có những công việc gì cần phải làm hoặc lớn hoặc nhỏ, đối với các đồng Phạm hạng, ở đây vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu suy tư đến các phương tiện vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Các trưởng lão Tỷ-kheo... Các trung niên Tỷ-niên... Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới... Đây là pháp tác thành vị hộ trì.

7. Lại nữ, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyên, một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, thắng Luật nghĩ rằng : " Thật sự vị Tỷ-kheo này ưa Pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, hân hoan trong thắng Pháp, Thắng Luật". Các trưởng lão Tỷ-kheo... Các trung niên Tỷ-kheo... Các tân học Tỷ-kheo nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới... tác thành vị hộ trì.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp, nghĩ rằng : "Thật sự Tỷ-kheo này sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất diệt, làm cho đầy đủ các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các biện pháp". Các trưởng lão Tỷ-kheo... Các trung niên Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới... tác thành vị hộ trì.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với các vật dụng như y, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nghĩ rằng : "Thật sự Tỷ-kheo này biết đủ với các vật dụng như y, ẩm thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh". Các Tỷ-kheo trưởng lão... nghĩ đến Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới... tác thành vị hộ trì.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chánh niệm, thành tựu tuệ tối thắng, ức niệm, tùy niệm việc đã làm, đã nói từ lâu, nghĩ rằng : "Thật sự Tỷ-kheo này chánh niệm, thành tựu tuệ tối thắng... đã làm, đã nói từ lâu". Các Tỷ-kheo trưởng lão... Các trung niên Tỷ-kheo... Các tân học Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới... tá thành vị hộ trì.

11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thể nhập Thánh quyết trạch, đưa đến chọn chánh đoạn diệt khổ đau, nghĩ rằng : " Thật sự Tỷ-kheo này có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, thể nhập Thánh quyết trạch đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau". Các Tỷ-kheo trưởng lão nghĩ đến Tỷ-khoe đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Các trung niên Tỷ-khoe nghĩ đến Tỷ-khoe ấy được nói đến, đáng được giáo giới. Các dân tộc Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, đáng được giáo giới. Với vị ấy được các trưởng lão thương tưởng, được các trung niên thương tưởng, được các tân họ thương tưởng, chờ đợi là sự lớn mạnh trong các thiện pháp, không phải là sự tổn giảm. Đây là pháp tác thành vị họ trì.

Này các Tỷ-khoe, hãy trú có vị hộ trì, chớ trú không có vị hộ trì. Đau khổ, này các Tỷ-khoe, là người trú không có vị hộ trì.

Này các Tỷ-khoe, đây là mười pháp tác thành vị hộ trì.

 

(IX) (19) THÁNH CƯ (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có mặt Thánh cư này, với những Thánh cư này, các bậc Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống. Thế nào là mười ?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một sự, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được khéo giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư, với những Thánh cư này, các bậc Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống.

 

(X) (20) THÁNH CƯ (2)

1. Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuuru tại một thị trấn của dân tộc Kuru gọi là Kammàsadhama. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo... Thế Tôn nói như sau :

2. - Này các Tỷ-kheo, có mười Thánh cư này, với những Thánh cư này, các vị Thánh đã sống, đang sống, và sẽ sống. Thế nào là mười ?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một sự, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được giải thoát.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã đoạn tận năm chi phần ?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trao hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần ?

5. Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc không có hân hoan, không có thất vọng, trú xa chánh niệm tỉnh giác ; khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc, khi ý biết pháp, không có hân hoan, không có thất vọng, trú xa, chánh niệm tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì một sự ?

6. Ở đây, này các Tỷ-kheo thành tựu với tâm được niệm hộ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì một sự. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ bốn cứ ?

7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có đắn đo thân cận một sự, có đắn đo kham nhẫn một sự, có đắn đo tránh né một sự, có đắn đo trừ khử một sự. Như vậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân ?

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với những sự sai biệt phổ thông được các Sa-môn, Bà-la-môn phổ thông chấp nhận, như : "Thế nào là thường còn, thế giới là không thường còn ; thế giới có giới hạn, thế giới không giới hạn, sinh mạng với thân thể là một, sinh mạng với thân thể là khác ; Như Lai có tồn tại sau khi chết ; Như Lai không tồn tại sau khi chết ; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết ; Như Lai không tồn tại và không và không không tồn tại sau khi chết" Tất cả những tin tưởng được trừ diệt, trừ bỏ, xả bỏ, quăng bỏ giải tỏa, đoạn tận, từ bỏ Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ khử những sự thật cá nhân.

Và này các Tỷ-kheo, như thế là Tỷ-kheo đã được tận hoàn toàn các tầm cầu ?

9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn tận dục tầm cầu, đã đoạn tận hữu tầm cầu, Phạm hạnh tầm cầu được khinh an. Như vậy, này Tỷ-kheo, Là Tỷ-kheo đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Ty-kheo các tư duy không có uế trược ?

10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ty-kheo đã đoạn tận dục tư duy, đã đoạn tận sân tư duy, đã đoạn tận hại tư duy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là các tư duy không có uế trược.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an ?

11. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn khổ, đoạn lạc chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền Thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo tâm được giải thoát ?

12. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tâm được giải thoát khỏi tham, tâm được giải thoát khỏi sân, tâm được giải thoát khỏi si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo được tâm khéo giải thoát.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo với tuệ khéo giải thoát ?

13. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rằng : "Tham ái đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai" rõ biết rằng : "Sân đã được đoạn tận nơi ta... trong tương lai", rõ biết rằng : "Si đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. "Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo với tuệ khéo giải thoát.

14. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong quá khứ đã sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đã sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong tương lai sẽ sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy sẽ sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong hiện tại sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đang sống theo mười Thánh cư này.

Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư mà các vị Thánh đã sống đang sống, và sẽ sống.

 

III. PHẨM LỚN

 

(I) (21) CON SƯ TỬ

1. - Này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, vào buổi chiều, từ hang đi ra. Sau khi từ hang đi ra, nó duỗi chân ; sau khi duỗi chân, nó nhìn xung quanh bốn phương, sau khi nhìn xung quanh bốn phương, nó rống lên ba lần tiếng rống con sư tử ; sau khi rống lần tiếng rống con sư tử, nó ra đi tìm mồi. Vì sao ? Nó tống với ý nghĩ : "Mong rằng ta không làm tàn hại các loài thú nhỏ đi lạc đường." Này các Tỷ-kheo, con sư tử là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. "Này các Tỷ-kheo, Như Lai thuyết pháp trong hôi chúng, đây chỉ cho tiếng rống con sư tử. Này các Tỷ-kheo, có mười Như Lai lực này của Như Lai, thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười ?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Như vậy, chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy thao sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Này Các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như lai như thật rõ biết con đường đưa đến tất cả sanh thú. Này các Tỷ-kheo, Nư Lai như thật biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết thế giới với nhiều giới, nhiều sai biệt. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết chí hướng sai biệt của các loài chúng sanh. Này các Tỷ-kheo, Như lai như thật biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết những căn thượng hạ của các loại chúng sanh, loài Người. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền chứng về Thiền, về giải thoát, về định. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Như lai nhớ rằng : "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang... người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai biết rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp do hạnh nghiệp của họ. Này Các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt vá an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân.

Này các Tỷ-kheo, đây là những Như lai lực của Như lai, chính nhờ thành tựu những lực này, Như lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Phạm luân.

 

 

(II) (22) NHỮNG TUYÊN BỐ VỀ PHÁP

1. Bây giờ có Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ànanda, đang ngồi xuống một bên :

2. - Này Ànanda, phàm những pháp nào đưa đến sự chứng ngộ với thắng trí, các tuyên bố về giáo lý, này Ànanda, ở đây, Ta vô úy tự nhận thuyết pháp về chúng, về chúng như thế ấy, như thế ấy khiến cho người nào như vậy, như vậy thật hành ; nếu là có ; nếu là không có, sẽ biết là không có ; nếu là hạ liệt, sẽ biết là hạ liệt ; nếu là thù thắng sẽ biết là thù thắng ; nếu là có trên, sẽ biết là có trên ; nếu là vô thượng, sẽ biết là vô thượng. Vì rằng, cái gì người ấy có thể biết, có thể thấy, có thể chứng ngộ, người đó sẽ biết được, sẽ thấy được, sẽ chứng ngộ, người đó sẽ biết được, sẽ thấy được, sẽ chứng ngộ được, sự kiện này có xảy ra. Này Ànanda, cái này là vô thượng đối với các trí, chính là như thật trí đối với vấn đề này hay vấn đề khác. Và này Ànanda, do vậy Ta tuyên bố rằng ngoài trí này, không có một trí nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn. Này Ànanda, có mười Như Lai lực này của Như Lai, chính nhờ thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười ?

3. Ở đây, này Ananda, Như Lai như thật biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Như vậy, chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân.

4. Lại nữa, này Ananda, Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

5. Lại nữa, này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết con đường đưa đến tất cả sanh thú. Này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

6. Lại nữa, này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết thế giới với nhiều giới, nhiều sai biệt. Này Ananda, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

7. Lại nữa, này Ananda, Như Lai thật rõ biết chí hướng sai biệt của các loài chúng sanh. Này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

8. Lại nữa, này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết những căn thượng hạ của các loài chúng sanh, loài Người. Này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

9. Lại nữa, này Ànanda, Như Lai như thật rõ rọ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền chứng về Thiền, về giải thoát, về định. Này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

10. Lại nữa, này Ànanda, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời... như vật Như lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại dương và các nét đại cương và các chi tiết. Này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Phạm luân.

11. Lại nữa, này Ananda, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ngài biết rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Ànanda, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và Phạm luân.

12. Lại nữa, này Ananda, Như Lai nhờ Đoạn trừ các Lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Ànanda, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân.

- Này Ànanda, đây là những Như Lai lực của Như Lai, chính nhờ thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Phạm luân.

 

(III) (23) VỚI THÂN

1. - Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải tận với thân, không phải với lời. Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận với lời, không phải với thân. Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận không phải với thân, không phải với lời mà sau khi thấy cần phải đoạn tận với trí tuệ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải đoạn tận với thân, không phải với lời ?

2. Ờ đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có phạm điều bất thiện về thân, về một vấn đề gì. Sau khi suy xét về vấn đề ấy, các đồng Phạm hạnh có trí đã nói với vị ấy : "Tôn giả có phạm điều bất thiện về thân, về một vấn đề này. Thật tốt là nó thay, nếu Tôn giả từ bỏ thân làm ác và tu tập thân làm thiện". Vị ấy được các đồng Phạm hạnh có trí sau khi suy xét nói như vậy, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm thiện.

Này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải đoạn tận với nhà, không phải với lời.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải đoạn tận với lời, không phải với thân ?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm điều bất thiện với lời, về một vấn đề gì. Sau khi suy xét về vấn đề ấy, các đồng Phạm hạnh có trí đã nói vị ấy : "Tôn giả có phạm điều bất thiện về lời, về một vấn đề này. Thật tốt lành thay, nếu Tôn giả từ bỏ lời nói ác, tu tập lời nói thiện". Vị ấy được các đồng Phạm hạnh có trí sau khi suy xét nói như vậy, đoạn tận lời nói ác. Tu tập lời nói thiện.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải đoạn tận, không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận ?

4. Tham, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tập không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận. Sân, này các Tỷ-kheo... Si, này các Tỷ-kheo... Phẫn nộ, này các Tỷ-kheo... Não hại, này các Tỷ-kheo... Xan tham, này các Tỷ-kheo cần phải đoạn tận, không phải với thân, không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận. Ác tật đố, này các Tỷ-kheo cần phải đoạn tận, không phải với thân, không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác tật đố ?

5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người gia chủ, hay con người gia chủ, dồi dào phong phú về tài sản, về lúa gạo, về bạc hay vàng. Ở đây, một người nô tỳ hay người phục vụ khởi lên ý nghĩ như sau : "Ôi, sự dồi dào phong phú về tài sản, về lúa gạo, về bạc hay vàng thật sự không ràng buộc về người gia chủ hay con người gia chủ này. "Hay một Sa-môn, Bá-la-môn có được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ở đây, một Sa-môn, hay Bà-la-môn khác khởi lên ý nghĩ như sau : "Ôi, mong rằng vị Tôn giả này không nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh".

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ác tật đố.

Ác tật đố, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận.

6. Này các Tỷ-kheo, ác dục cần phải đoạn tận, không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ác dục ?

7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có lòng tin, lại muốn rằng : "Mong rằng họ biết ta có lòng tin" ; có ác giới hạn lại muốn rằng : "Mong rằng họ biết ta là người nghe nhiều" ; là người ưa thích hội chúng, lại muốn rằng : "Mong rằng họ biết ta là người sống viễn ly" ; là người biếng nhác loại muốn rằng : "Mong rằng họ biết ta là người tinh tấn" ; là người thất niệm lại muốn rằng : "Mong rằng họ biết ta là người được an trú" ; là người không có định, lại muốn rằng : "Mong rằng họ biết ta là người có định" ; là người ác tuệ, lại muốn rằng : "Mong rằng họ biết ta là người có trí tuệ" ; là người chưa đoạn tận các lậu hoặc lại muốn : "Mong rằng họ biết ta là người đã đoạn tận các lậu hoặc".

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ác dục.

Ác dục này, này các Tỷ-kheo, cần phải đoạn tận, không phải với thân, cũng không phải với lời mà sau khi thấy, sau khi thấy với trí tuệ, cần phải đoạn tận.

8. Này các Tỷ-kheo, nếu tham chinh phục Tỷ-kheo và phát triển, nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu hiềm hận... nếu gièm pha... nếu não hại... nếu xan tham... nếu ác tật đố... nếu ác dục chinh phục Tỷ-kheo và phát triển, vị ấy cần phải được hiểu như sau : "Tôn giả này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham chinh phục vị ấy và phát triển, Tôn giả này không rõ biết như thế nào để sân không có mặt... Tôn giả này không rõ biết như thế nào để si không có mặt... phẫn nộ không có mặt... hiềm hận không có mặt... gièm pha không có mặt... não hại không có mặt... xan tham không có mặt... ác tật đố không có mặt... Tôn giả không rõ biết như thế nào, để ác dục không có mặt. Như vậy, ác dục chinh phục Tôn giả này và phát triển."

9. Nhưng, này các Tỷ-kheo, nếu tham không chinh phục và không phát triển, nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu thiềm hận... nếu gièm pha... nếu não hại... nếu xan tham... nếu ác tật đố... nếu ác dục không chinh phục vị Tỷ-kheo và không phát triển, vị ấy cần phải được biết như sau : "Tôn giả này rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy, tham không chinh phục Tôn giả này và không phát triển. Tôn giả này rõ biết như thế nào để sân không có mặt... si... phẫn nộ... hiềm hận... gièm pha... não hại... xan tham... ác tật đố... ác dục không có mặt. Như vậy, ác dục không có chinh phục vị Tôn giả này và không phát triển."

 

(IV) (24) MAHA CUNDA

1. Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú giữa dân chúng Cetì tại Sahajàti. Tại đấy, tôn giả Mahàcunda gọi các Tỷ-kheo.

- Này các Hiền giả Tỷ-kheo.

- Thưa Hiền giả.

- Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàcunda. Tôn giả Mahàcunda nói như sau :

2. - Thưa các Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo thuyết về trí nói rằng : "Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này". Nếu tham chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu hiềm hận... nếu gièm pha... nếu não lại... nếu xan tham... nếu ác tật đố... nếu ác dục chinh phục vị ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được hiểu như sau : " Tôn giả này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham chinh phục Tôn Giả ấy và tồn tại. Tôn giả này không rõ biết như thế nào để sân không có mặt... si không có mặt... phẫn nộ không có mặt... hiềm không có mặt... gièm pha không có mặt... não hại không có mặt... xan tham không có mặt... ác tật đố không có mặt... ác dục không có mặt. Như vậy, các ác dục chinh phục Tôn giả này và tồn tại."

3. Thưa các Hiền giả, nếu Tỷ-kheo thuyết về tu tập nói rằng : "tôi được tu tập về thân, được tu tập về giới, được tu tập về tâm, được tu tập về tuệ". Thưa chư Hiền, nếu tham chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu hiềm hận... nếu gièm pha... nếu não hại... nếu xan tham... nếu ác tật đố... nếu ác dục chinh phục vị Tỷ-kheo ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được hiểu như sau : "Vị Tôn giả này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt, vì rằng tham chinh phục vị ấy và tồn tại. Vị Tôn giả này không rõ biết như thế nào để sân không co mặt... si không có mặt... phẫn nộ không có mặt... hiềm hận không có mặt... gièm pha không có mặt... não hại không có mặt... xan tham không có mặt... ác tật không có mặt...các dục không có mặt. Như vậy, các ác dục chinh phục Tôn giả này và tồn tại."

4. Và này chư hiền, Tỷ-kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng : "Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về giới, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về tuệ". Này chư Hiền, nếu tham chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ.... nếu hiềm hận... nếu gièm pha... nếu ác dục chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, Tỷ-kheo ấy cần phải được hiểu như sau : "Vị Tôn giả này không cần rõ biết như thế nào để tham không có mặt... sân không có mặt... si không có mặt... Như vậy, ác dục chinh phục Tỷ-kheo này và tồn tại".

5. Ví như, này chư Hiền, có người nghèo khổ có thể nói về giàu sang ; không có tài sản có thể nói về tài sản ; không có sở hữu có thể nói về sở hữu, nhưng khi có cơ hội tạo ra tái sản, vị ấy không có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng. Người ta có thể biết về người ấy như sau : "Vị ấy, tuy nghèo khổ, lại nói về giàu sang ; vị này, tuy không có tài sản, lại nói về tài sản ; vị này tuy không có sở hữu, lại nói về sở hữu. Vì cớ sao ? Vì rằng vị này, khi có cơ hội tạo ra tài sản, vị ấy không có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng". Cũng vậy, này chư hiền, vị Tỷ-kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng : "Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này, tôi được tu tập về thân, tôi được tu tập về giới, tôi được tu tập về tâm, tôi được tu tập về tuệ". Này chư hiền, nếu tham chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại ; nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu hiềm hận... nếu gièm pha... nếu não hại... nếu xan tham... nếu ác tật đố... nếu ác dục chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, Tỷ-kheo ấy cần phải được hiểu như sau : "Vị này không rõ biết như thế nào để tham không có mặt... sân không có mặt... si không có mặt... Như bậy, ác dục chinh phục Tỷ-kheo này và tồn tại".

6. Này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết về trí nói rằng : "Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này". Này chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu hiềm hận... nếu ác tật đố... nếu ác dục không chinh phục vị ấy và tồn tại, thời vị ấy cần phải được biết như sau : "Vị này rõ biết như thế nào để tham không có mặt... Như vậy, tham không chinh phục vị ấy và tồn tại... sân không có mặt... si không có mặt... phẫn nộ không có mặt... hiềm hận không có mặt... não hại không có mặt... xan tham không có mặt... ác tật đố không có mặt... ác dục không có mặt. Như vậy, ác dục không chinh phục vị này và tồn tại".

7. Này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết về tu tập nói rằng : "Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ". Này chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại... nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu gièm pha... nếu não hại... nếu xan tham... nếu ác đố... nếu ác dục không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được biết như sau : "Vị này rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham không chinh phục vị này và tồn tại... sân không có mặt... si không có mặt... hiềm hận không có mặt... gièm pha không có mặt... não hại không có mặt... xan tham không có mặt... ác tật đố không có mặt... ác dục không có mặt... Như vậy, ác dục không chinh phục vị này và tồn tại".

8. Này chư hiền, Tỷ-kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng : "Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này. Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ. "Này chư Hiền, nếu tham không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại... nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu hiềm hận... nếu gièm pha... nếu não hại... nếu xan tham... nếu ác tật đố... nếu ác dục không chinh phục Tỷ-kheo ấy và tồn tại, thời vị ấy cần phải được biết như sau : "Tôn giả này biết rõ như thế nào để được tham không có mặt. Như vậy tham không chinh phục vị ấy và tồn tại. Sân không có mặt... si không có mặt... phẫn nộ không có mặt... hiềm hận không có mặt... gièm pha không có mặt... não hại không có mặt... xan tham không có mặt... ác tật đố không có mặt... ác dục không có mặt. Như vậy, ác dục không chinh phục vị Tôn giả này và không tồn tại."

9. Này các Hiền, ví như một người giàu sang có thể nói về giàu sang ; một người có tài sản có thể nói về tài sản ; một người có sở hữu có thể nói về sở hữu. Khi có cơ hội tạo ra tài sản, vị ấy có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng. Và người ta có thể biết về người ấy như sau : "Có giàu sang, vị này nói về giàu sang ; có tài sản, vị này nói về tài sản ; có của cải, vị này nói về của cải. Vì sao ? Vì rằng vị này, khi có cơ hôi tạo ra tài sản, vị ấy có thể tạo thành tài sản, lúa gạo, bạc hay vàng". Cũng vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo thuyết về trí và thuyết về tu tập, nói rằng : "Tôi biết pháp này, tôi thấy pháp này. Tôi có tu tập về thân, tôi có tu tập về giới, tôi có tu tập về tâm, tôi có tu tập về tuệ". Này chư Hiền, nếu tham không chinh phục vị ấy và tồn tại... nếu sân... nếu si... nếu phẫn nộ... nếu tật đố... nếu ác dục không chinh phục vị ấy và tồn tại, vị ấy cần phải được biết như sau : "Vị Tôn giả này rõ biết như thế nào để tham không có mặt. Như vậy tham không chinh phục vị này và tồn tại. Vị Tôn giả này rõ biết như thế nào để sân không có mặt... si... phẫn nộ... hiềm hận... gièm pha... não hại... xan tham... ác tật đố... ác dục không có mặt. Như vậy ác dục không chinh phục vị Tôn giả này và tồn tại".

 

(V) (25) THIỀN ÁN XỨ

1. - Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền xứ này. Thế nào là mười ?

2. Một người tưởng tri Thiền án đấy, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng. Một người tưởng tri Thiền án nước... một người tưởng tri Thiền án lửa... một người tưởng tri Thiền án gió... một người tưởng tri Thiền án xanh... một người tưởng tri Thiền án vàng... một người tưởng tri Thiền án đỏ... một người tưởng tri án hư không... một người tưởng tri Thiền án thức, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.

Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án cứ này.

 

(VI) (26) KÀLÌ

1. Một thời, Tôn giả Mahàkaccàna trú giữa dân chúng Avanti, ở Kuraraghara, tại một vực núi cao. Bấy giờ có nữ cư sĩ Kàlì, trú ở Kuraraghara, đi đến Tôn giả Mahàkaccàna rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, nữ cư sĩ Kàlì trú ở Kuraraghara thứ với Tôn giả Mahàkaccàna :

2. - Thưa Tôn giả, Thế Tôn có nói như sau trong các câu hỏi thiếu nữ :

 

"Ta đạt được mục đích,

Tâm Ta được an tịnh,

Sau khi đã chiến thắng,

Đội quân sắc khả ái,

Ta thiền định một mình,

Được an lạc Chánh giác.

Do vậy, Ta không có,

Làm bạn với quần chúng,

Làm bạn với một ai,

Không phải việc Ta làm."

Thưa Tôn giả, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn cần phải được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào ?

3. - Này Nữ cư sĩ, có số Sa-môn, Bá-la-môn tối thượng xảo trong sự chứng đạt Thiền án đất, có thể thực hiện được mục đích của họ. Này nữ tu sĩ, nhưng Thế Tôn đã được thắng tri tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án đất, sau khi thắng tri như vậy, Thế Tôn đã thấy sự tập khởi, đã thấy sự nguy hại, đã thấy sự xuất ly, đã thấy sự tri kiến về đạo và phi đạo. Do nhân thấy được sự tập sự, do nhân thấy được sự nguy hại, do sự thấy được sự xuất ly, do nhân thấy được tri kiến về đạo và phi đạo, Ngài rõ biết mục đích đã đạt được, tâm đã được an tịnh. Này Nữ cư sĩ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án nước... Thiền án lửa... Thiền án gió... Thiền án xanh... Thiền án lửa... Thiền án gió... Thiền án xanh... Thiền án đỏ... Thiền án trắng... Thiền án hư không... Thiền án thức, có thể thực hiện được mục đích của họ. Này Nữ cư sĩ, nhưng thế Tôn đã thắng tri tối thượng thiện xảo tong sự chứng đạt Thiền án thức, sau khi thắng thiện tri như vậy, Thế Tôn đã thấy sự tập khởi, đã thấy sự nguy hại, đã thấy sự xuất ly, đã thấy tri khiến về đạo và phi đạo. Do nhân thấy được sự xuất ly, do nhân thấy được tri kiến về đạo và phi đạo, Ngài rõ biết mục đích đã đạt được, tâm đã được an tịnh. do vậy, này nữ cư sĩ. Thế Tôn có nói như sau, trong các câu hỏi của thiếu nữ :

 

"Ta đạt được mục đích,

Tâm Ta được an tịnh,

Sau khi đã chiến thắng,

Đội quân sắc khả ái,

Ta Thiền định một mình,

Được an lạc Chánh giác.

Do vậy, Ta không có

Làm bạn với quần chúng

Làm bạn với một ai,

Không phải việc Ta làm."

Này Nữ cư sĩ, Lời vắn tắt này của Thế Tôn cần phải được thấy ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

 

(VII) (27) NHỬNG CÂU HỎI LỚN (1)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại etavana, ở khu vườn ông Anàthàpindika.Bấy giờ có rất nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Sàvatthi để khất thực. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau : "Thật là quá sớm để đi vào Sàvatthi khất thực. Chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo ; sau khi đến, nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên :

2.- Thưa các Hiền giả, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau cho các đệ tử : "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy thắng tri tất cả pháp ; sau khi tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú. "Thưa các Hiền giả, chúng tôi cũng thuyết pháp như sau cho các đệ tử : "Hãy thắng tri tất cả pháp ; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú" .Ở đây, này chư Hiền, có sự đặc thù gì, có sự thù thắng gì, có sự thù thắng gì, có sự sai biệt gì giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, về thuyết pháp và thuyết pháp, hay về giáo giới và giáo giới ?

3. Rồi các Tỷ-kheo ấy, không hoan hỷ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy, cũng không phỉ báng, không hoan hỷ, không phỉ báng, các vị ấy đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng : "Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn" Rồi các Tỷ- kheo ấy, sau khi đe khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :

4.- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Rồi chúng con suy nghĩ như sau : "Thật là quá sớm để vào Sàvatthi khất thực, vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo". Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, chúng con với các du sĩ ngoại đạo những lời chào hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, chúng con ngồi xuống một bên. Bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi xuống một bên : "Thưa các Hiền giả, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau cho các đệ tử : "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy thắng tri tất cả pháp ; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú". Thưa các Hiền giả, chúng tôi cũng thuyết pháp như sau cho các để tử : "Hãy đến, này chư Hiền, hãy thắng tri tất cả pháp ; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú". Ở đây, này chư Hiền, có sự đặc thù gì, có sự sai biệt gì giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về thuyết pháp và thuyết pháp, hay về giáo giới và giáo giới ? " Rồi bạch Thế Tôn, chúng con không hoan hỷ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy, cũng không phỉ báng, không hoan hỷ, không phỉ báng, chúng con đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng : "Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của lời nói này của Thế Tôn".

5 - Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy cần phải được nói như sau : "Này chư Hiền, một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời ; hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời, ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời ; bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố ; bốn câu trả lời ; năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời ; sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời ; bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời ; tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời ; chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời ; mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời". Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo ấy, sẽ không thể trả lời, hơn nữa sẽ rơi vào bối rối. Vì sao ? Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề ấy vượt ngoài địa hạt của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới chư Thiên, với chư Thiên, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người, với tâm thích thú trả lời những câu hỏi này, trừ Như Lai, hay những ai được từ hai vị này.

6. Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong một pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong một pháp ?

Tất cả chúng sanh đều tồn tại nhờ đồ ăn.

Trong một pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.

Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.

7. Hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong hai pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong hai pháp ?

Trong danh và trong sắc.

Trong hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.

Hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.

8. Ba câu hỏi, ba tuyên bố, ba câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong ba pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong ba pháp ?

Trong ba thọ.

Trong ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là chấm dứt khổ đau.

Ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.

9. Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong bốn pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bốn pháp ?

Trong bốn đồ ăn.

Trong bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.

Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.

10. Năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong năm pháp ?

Trong năm thủ uẩn.

Trong năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.

Năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong sáu pháp ?

Trong sáu hội xứ.

Trong sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.

Sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.

12. Bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bảy pháp ?

Bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.

13. Tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong tám pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong tám pháp ?

Trong tám thế gian pháp.

Trong tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.

Tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.

14. Chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong chín pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau... Thế nào là trong chín pháp ?

Chín hữu tình cư.

15. Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy ?

Trong mười pháp này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh, nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là mười pháp ?

Trong mười thiện nghiệp đạo.

Trong mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.

Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời, được nói lên như vậy. Do duyên này, được nói đến như vậy.


| 1 | 2 | 3a | 3b | 3c | 3d | 3e | 4a | 4b | 4c | 4d | 4e | 4f | 4g | 5a | 5b | 5c | 5d | 5f | 6a |
| 6b | 6c | 6d | 7a | 7b | 7c | 8a | 8b | 8c | 8d | 9a | 9b | 10a | 10b | 10c | 10d | 10e | 10f | 11 |

 


Cập nhật: 1-12-2000

Trở về mục "Kinh điển"

Đầu trang