Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
BỒ-TÁT DANH VÀ THIỆT

Thiện Sanh thưa: “Bạch đức Thế Tôn, Phật dạy có hai hạng Bồ-tát: một là giả danh Bồ-tát, hai là thiệt nghĩa Bồ-tát".

1. Thế nào là giả danh Bồ tát?

Thiện nam tử, nếu chúng sinh đã phát Bồ-đề tâm rồi, lại còn ưa lãnh thọ, đọc tụng, ngợi khen, nhớ nghĩ các kinh điển, pháp thuật của ngoại đạo, và lấy pháp ấy mà giáo hóa chúng sinh; hoặc chỉ vì thân mạng mình, vui trong đường sinh tử mà không sát hại sinh mạng kẻ khác, tạo các ác nghiệp thì không tránh khỏi quả khổ tương lai; không ưa tu từ bi, đối với Tam Bảo lòng sinh nghi ngờ, không chánh tín, quý mến tự thân, không biết nhẫn nhục, ăn nói sổ sàng, hối hận, buông lung không thể chứng đặng Bồ-đề, e sợ phiền não mà không cố gắng siêng năng tu tập các phiền não phá hoại kiết sử; tâm hay tham lam, ganh tị, giận hờn, gần gũi bạn ác, đắm chìm trong vô minh, không tin lục độ, không ưa tu phước, không quán rõ lỗi lầm của sinh tử và ưa thọ trì những lời hung dữ của Bồ-tát. Như thế gọi là giả danh Bồ-tát.

Và những chúng sinh đã phát tâm Bồ-đề, mong đặng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, nhưng khi phải khổ hạnh tu hành trải qua vô lượng kiếp rồi mới đắc đạo, thì sinh lòng thối chí, tuy có hành đạo mà tâm không chơn thật, không tàm quý, không thương xót, hay theo ngoại đạo hại sinh mạng để tế trời, dẫu có chút lòng tin nhưng không vững chắc, đắm say ngũ dục, gây nhiều điều ác, ỷ sắc lực, tài của, lòng kiêu mạn làm việc điên đảo, không biết lợi ích cho người; vì cái vui trong sinh tử mà bố thí; vì cái vui trong cõi trời mà thọ trì cấm giới; và vì thọ mạng lâu dài mà tu thiền định. Như thế gọi là giả danh Bồ-tát.

2. Thế nào là thật nghĩa Bồ-tát?

Trái lại, thật nghĩa Bồ-tát là biết gần gũi cúng dường sư trưởng, cha mẹ, thiện hữu, thọ trì đọc tụng mười bộ kinh của Như lai; vì Phật pháp mà không tiếc thân mạng, tài sản; không tự khinh rẻ mình, dang tay làm việc bố thí không tiếc thân mạng; thường dồi mài trí tuệ; tuy học ngoại điển nhưng cốt để phá các tà kiến và thắng các tà kiến; khéo biết phương tiện để điều phục chúng sinh; siêng tu tinh tấn, khi rẻ phiền não, làm cho chúng không được tự do, về cõi Niết-bàn; giữ gìn tinh tấn, cứu hết thảy khổ não; quán rõ hết thảy tội lỗi sinh tử, tín tâm bền chắc, tu lập từ bi mà không trông cầu quả báo; từ bi đối với ke oán người thân, tâm vẫn không hai; khi bố thí vẫn bình đẳng, khi xả thân cũng bình đẳng; biết tướng vô thường không tiếc thân mạng, biết rõ thế đế nên tùy thuận chúng sinh; khi ít của cải thì cấp cho người nghèo cùng trước, rồi sau mới cho người phước điền; trước vì người nghèo khổ, sau mới vì người giàu có; thường khen việc lành của người và khai thị cho họ vào Niết-bàn; có kỹ nghệ gì đều muốn cho họ học, và thấy học hơn mình thì sinh lòng vui mừng, chẳng hề vì mình; thường vì người khác. Như thế là thiệt nghĩa Bồ-tát.

(Lược dịch trong kinh Bồ-tát U-bà-tắc-giới 1950)

Mục Lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6

 


Vào mạng: 1-8-2004

Trở về thư mục "Kinh điển"

Đầu trang