Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
TUYỂN TẬP I
55 BÀI SÁM VĂN PHỔ THÔNG
(tái bản lần thứ 3, có sửa chữa bổ sung)
ĐỒNG BỔN biên tập

NỘI DUNG
Tuyển Tập 55 Bài Sám Văn I

- Giới thiệu Đại cương khảo luận loại hình Sám văn.

     I.  CÁC BÀI SÁM VĂN PHÁT NGUYỆN VÀ HỒI HƯỚNG.

  II.  CÁC BÀI SÁM VĂN TÁN THÁN PHẬT THÁNH HIỀN TĂNG.

III.  CÁC BÀI SÁM VĂN CẦU AN, CẦU SIÊU TỊNH ĐỘ.

IV.  CÁC BÀI SÁM VĂN KHUYẾN TU CẢNH TỈNH.

- Bảng thống kê phân loại toàn tập.

- Thư mục sách tham khảo.

- Mục lục Mã số toàn tập.

Lời Đầu Sách

 

Trong các loại hình ngâm, vịnh, tán, tụng của Lễ thức Phật Giáo phổ biến ở Việt Nam xưa nay, mọi cách đều được thể hiện đa phần bằng Hán tự, hoặc âm Hán Việt. Vì thế, tính chất rung động đi sâu vào lòng người để thấu hiểu quả là rất còn hạn chế.

Sám là một cách tụng niệm có câu kệ, có âm tiết trầm bổng; ngân nga, được thể hiện đa số bằng diễn nghĩa chữ Nôm thuở xưa hay chữ Việt ngày nay, sử dụng trong các thời khóa tụng niệm có tính chất tự sự, diễn tả được ý nghĩa chí nguyện mà người tụng thể nhập vào tự tâm, làm cho cảm ứng; răn nhắc, tán dương, hay ăn năn, hồi hướng.

Công năng của sám còn dễ dàng rung cảm thâm nhập vào lòng người xung quanh khi nghe xướng tụng. Ở miền Bắc Việt Nam, sám còn được dùng như kệ hạnh cho các cụ già xướng đọc khi đi chùa.

Lời văn của Sám được các Tổ xưa trước tác hoặc phiên dịch ra bằng thể thơ văn vần phổ biến nhất là lục bát, song thất lục bát, hoặc lối kệ bốn chữ, để cho dễ dàng học thuộc hay nhớ tụng trôi chảy.

Trong tuyển tập này, chúng tôi chỉ sưu tầm những bài sám đã được nhiều người biết đến, đã có quá trình khẳng định giá trị phổ biến trong Phật giáo từ lâu nay. Và việc sưu tầm nầy, cũng mang ý nghĩa góp nhặt lại những áng văn tư liệu để khỏi mai một. Khi mà hiện nay sự đơn giản hóa các nghi thức Phật Giáo đã làm cho ít ai có thể nhớ hay sử dụng được tất cả.

Biết rằng thiển trí tài hèn, chưa có thể sưu tầm được trọn vẹn các bài sám hay đang còn lưu giữ đây đó trong các chốn Tòng Lâm cổ tự xưa, chúng tôi chỉ có thể đưa vào tuyển tập này những tài liệu đã có trong tay được rút ra từ các quyển trước như : Các quyển nghi thức tụng niệm, Tuyển tập các bài Sám, Ba mươi chín bài sám nghĩa; và một số bài phổ thông trong các lễ tụng dân gian v.v...

Chắc rằng thiếu sót vẫn còn nhiều, rất mong được Chư Tôn Đức, pháp hữu gần xa phát hiện thêm và bổ sung cho, để giúp chúng tôi ngày càng hoàn chỉnh bộ sưu tập về các bài sám, góp phần gìn giữ và lưu truyền những giá trị ngôn từ văn cú lợi sinh, mà khi xướng tụng lên, sẽ làm cho tự mình và mọi người nghe được thức tỉnh tình đời mà giác ngộ tự tâm.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

        Xá Lợi Tự, Mùa thu năm Tân Mùi 1991

Người góp nhặt          

                    ĐỒNG BỔN

Lời tựa tái bản

 

Thời gian qua, việc sưu tầm và ra mắt các tuyển tập Sám văn, đã trở thành công trình sưu khảo có qui mô, không chỉ là việc sắp xếp thứ tự, mà còn là việc đối chiếu, hiệu đính, bổ sung lại với các phiên bản gốc mà chúng tôi tìm được.

Chính vì thế, để ngày một hoàn chỉnh hơn cho công trình, việc biên tập khảo chú lại Tuyển tập cho chính xác, là một đòi hỏi tất yếu để công việc có cơ sở khoa học.

Ngoài ra, chúng tôi có lược đi một bài Sám vì trùng lắp với Tuyển tập II, và bổ sung mã số bằng bài Bát Nhã nghĩa, nên có thay đổi mã số từ bài số 46 đến 55; để cho nhất quán với các tuyển tập sau đã làm, và thêm chú thích xuất xứ cho mỗi bài.

Biết rằng làm thì có sai, mà có sai thì sửa chữa. Đó là tôn trọng độc giả của mình đã góp ý giúp đỡ, hỗ trợ sưu tầm bấy lâu nay cho công trình này ngày một nhiều hơn các danh mục, lớn hơn về qui mô, và khoa học về khảo luận, phân loại, hệ thống, chú thích...

Đó cũng là nguyên do chúng tôi đưa giới thiệu thêm vào "Đề cương khảo luận loại hình Sám văn", cùng bảng thống kê phân loại, nhằm mục đích khai thác toàn diện về loại hình Sám văn, là vốn quí trong Văn hóa Phật giáo Việt Nam, cũng như mong nhận lại sự góp ý cho đề án chương trình.

Rất mong sự sửa đổi trong lần tái bản nầy không làm mất đi giá trị cố hữu của Sám văn trong lòng độc giả, mà chúng tôi thì hy vọng ngược lại, với sự phản hồi đầy chỉ giáo chân tình.

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Xá Lợi Tự, Mùa thu năm Đinh Sửu 1997

              Người biên tập

                       ĐỒNG BỔN


 

Giới thiệu Đại cương Khảo luận
LOẠI HÌNH SÁM VĂN TRONG TÍN NGƯỠNG
VĂN HÓA - PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

A. KHÁI LUẬN TỔNG THỂ

I. LÝ DO KHẢO CỨU ĐỀ TÀI

- Chứng minh là một loại hình Văn học đặc thù, có giá trị Văn hóa lớn, chưa được sưu khảo đầy đủ từ trước đến nay.

II. TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ RA ĐỜI CÁC SÁM VĂN

1. Cách sắp đặt những điều tâm nguyện có thứ tự.

2. Phổ biến rộng để cùng đọc tụng dễ dàng.

3. Tóm tắt giáo lý một cách đơn giản, trong sáng.

III. THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI SÁM VĂN

1. Các thể loại văn vần thường gặp.

2. Chuẩn mực để có thể tụng, ngâm, sám  thuộc lòng.

3. Hội đủ các yếu tố của kệ, kinh, thơ, tích, văn chương.


B. KHẢO SÁT PHÂN TÍCH

I. CÁC NHÀ TRƯỚC TÁC - DỊCH GIẢ

1. Các nhà trước tác bằng chữ Hán.

2. Các nhà chuyển ngữ diễn Nôm.

3. Các nhà trước tác bằng chữ Nôm.

4. Các nhà biên soạn bằng chữ Việt.

II. HỆ THỐNG VÀ PHÂN LOẠI SÁM VĂN

1. Phân loại theo ngôn ngữ Hán - Nôm - Việt.

2. Phân loại theo thể loại văn chương - thơ.

3. Phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa.

4. Phân loại theo nhóm tác giả và giai đoạn.

III. SO SÁNH VỀ CÁC DỊ BẢN VÀ SỰ BIẾN THIÊN

1. Các dị bản và nguyên nhân từ trước tác.

2. Các dị bản và sự biến thiên từ trùng lắp.

3. Các dị bản từ sự cải biên.

IV. PHÂN TÍCH Ý NGHĨA ĐIỂN HÌNH MỘT BÀI SÁM VĂN

            1. Hệ thống bố cục và đại ý.

            2. Tính văn học và giá trị nghệ thuật.

            3. Tính triết học và mục tiêu đạo đức.

            4. Giá trị phổ biến trong dân gian.

            5. Những mặt hạn chế của Sám văn.

C. NHẬN ĐỊNH GIÁ TRỊ

I. ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN VỀ LOẠI HÌNH SÁM VĂN

- Sự phong phú.

- Sự phổ cập.

- Sự đơn giản hóa triết lý.

- Tác động trực tiếp đến tâm hồn.

- Là kim chỉ nam cho tu tập hằng ngày.

II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHẢO CỨU

- Làm cho thấy được giá trị đích thực của Sám văn.

- Có được hệ thống toàn diện về loại hình Sám văn.

- Tạo được sự nhất quán trong sử dụng sám văn.

- Mở ra phương pháp sưu khảo và chọn lọc lại sám văn hay.

- Tiêu chuẩn cho sáng tác mới để phát triển sám văn.

III. MỘT SỐ BÀI SÁM VĂN TIÊU BIỂU.

- Phụ lục các nguyên bản gốc.

- Danh mục sám văn đã được hệ thống mã số.

- Tư liệu sưu khảo.

                    TP. HCM ngày 20.8.1997
                           Người biên khảo công trình

THÍCH ĐỒNG BỔN

 

http://buddhismtoday.com/viet/kinh/55baisam.htm

 


Vào mạng: 13-8-2005

Trở về thư mục "Kinh điển"

Đầu trang