Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
PHÊ BÌNH
KÝ SỰ HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT
Thích Nhật Từ

Chương IX
Các Sai Lầm của Tập II:
Bước Hành Hương Theo Dấu Đức Phật Lịch Sử

Tập II gồm 163 trang, gồm 9 chương, viết xoay quanh các vấn đề chính sau đây: (i) Tây Trúc trong tầm tay (II. 1-20), (ii) Một đức Phật lịch sử (II. 21-41), (iii) Thái tử Tất-đạt-đa cầu tìm giải thoát (II. 42-58), (iv) Bồ-tát Tất-đạt-đa thành Phật (II. 59-70), (v) Đường hoằng pháp của Phật Thích-ca (II. 71-95), (vi) Phật Thích-ca nhập niết-bàn (II. 96-105), (vii) Đạo Phật sau Phật Tổ (II. 106-130), (viii) Tôi đã thấy dấu Phật ở Việt Nam (II. 131-50), và (ix) Sắc tức thị không, không tức thị sắc (II. 151-63).

Mặc dù mang tựa đề "Bước chân hành hương theo dấu đức Phật lịch sử" nội dung các chương này không hẳn đã viết về lịch sử đức Phật và các Phật tích. Chương tám hoàn toàn lạc đề với nhiều lập luận sai lệch lịch sử Phật giáo Việt Nam, nên không cần thiết phải phê bình. Chương 9 là mấu chốt của những ngụy biện và xuyên tạc của ông Phan Thiết về đức Phật và đạo Phật. Đây là chương đút kết mưu đồ đã được ông đầu tư khoảng 8 năm và được trình bày ở chương đầu của tập I. Người viết sẽ dành ra một chương độc lập trong tập nhận định này để thay lời kết luận cho quy?n sách. Trong 7 chương còn lại, ông Phan Thiết chỉ lập đi lập lại các sai lầm, bóp méo, chụp mũ, xuyên tạc của ông về đức Phật Thích-ca, về giáo lý nguyên thủy của ngài, về các tông phái Phật giáo, và về lối hành đạo của cộng đồng tu sĩ Phật giáo. Riêng chương 5 sẽ được phê bình ở chương "Lịch sử không phải là các mệnh đề . . ." Các chương còn lại sẽ được phê bình chung, theo thứ tự trước sau của chúng.

I. Các Sai Lầm Căn Bản trong Chương 1 (II. 1-20)

1. Vô Trước mà ông Phan Thiết ghi lộn thành "Vô Trứ" và tiếng Sanskrit viết là Asa"nga, mà ông viết nhầm thành "Assangha" (II. 6, d.18).

2. Thay vì nói theo cách viết sai lệch của Ngô Thừa Ân thì … ông Phan Thiết viết chung chung sau đây, để lạc dẫn người đọc: "Cõi Phật cũng độc ác, sa đọa, ăn của đút . . . Phật Tổ chính là thủ phạm của lòng tham . . . Rõ ràng các đức Thế tôn nuôi quỉ dữ, dung dưỡng cho bộ hạ quấy nhiễu dân lành!" (II. 7-8). Đây là lối ngụy biện, làm cho người đọc hiểu lầm rằng sự sai lầm của Ngô Thừa Ân trong việc xuyên tạc, bóp méo, chụp mũ các đức Phật và các vị thánh đệ tử của các ngài, chính là sự thật của các ngài.

3. Tư tưởng giải thoát có từ thời Veda, mà ông Phan Thiết lại viết "Chỉ từ khi các kinh Upanishad ra đời (Khoảng thế kỷ thứ 7, thứ 6 trước Tây lịch) người ta mới bầy đặt ra giải thoát" (II. 9, d.15-7, xem I. 183, II. 22). Sai lầm này đã được chứng minh ở chương 8 của tập nhận định này.

4. Tu tập đạo đức, trí tuệ qua con đường thiền định của đạo Phật là một quá trình chuyển hóa nội tâm mà ông Phan Thiết cố tình viết lệch lạc thành "đàn áp bản năng tìm khoái lạc (ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu sinh lý . . . [sic]) là phản tự nhiên, chống lại luật phổ quát của hóa công [sic], phi nhân bản" (II. 9, d.29-31).

5. Ông cố tình giải thích sai lạc ý nghĩa của sắc và không trong đạo Phật, để chụp mũ rằng "sắc bất dị không, không bất dị sắc" thuộc "chủ nghĩa hoài nghi ‘dường như, có lẽ, như tuồng. . .’ hoặc chụp mũ "sắc tức thị không, không tức thị sắc" là "Ba phải" của chủ nghĩa hư vô cho ra cái kết quả ‘ngô không ra ngô, khoai không ra khoai’ lơ lửng đứng giữa vừa có vừa không thường gọi là trung đạo" (II. 10) (xem phần phê bình ở chương cuối của tập nhận định này).

6. Ông Phan Thiết sai lầm khi cho rằng luân hồi là luật bất di bất dịch, "mù quáng, máy móc nên không ai [có thể vượt] ra khỏi nó. Nó bất khả thay đổi" (II. 11, d.16-8). Ông Phan Thiết còn sai lầm hơn khi định nghĩa "làm Phật là vào niết-bàn tịch diệt" (II. 11, d.19), trong khi làm Phật có nghĩa là làm người giác ngộ, sống với trạng thái an lạc và hết gốc khổ đau. Từ sai lầm căn bản này, ông Phan Thiết đã viết bịa đặt: "các đệ tử nhà Phật thú nhận niết-bàn còn ngã [sic]. Vậy tu hành làm gì cho uổng công, cái ngã hiện sinh này và cái ngã trong niết bàn vẫn lù lù như cái mả Đạm Tiên bên đường" (II. 11).

7. Vì muốn viết cho sai lệch giáo lý đạo Phật và làm cho người đọc hiểu sai đạo Phật, ông Phan Thiết cố tình phủ nhận giá trị nhân bản siêu tuyệt của đạo Phật mà ông đã nhiều lần tán thán ở tập I (các trang 122, 128, 130, 187, 192, 194). Ông viết hoàn toàn mâu thuẫn như sau: "Đạo Phật rối mù không dẫn ta đi đến đâu" (II. 12). Để từ đó, ông dễ dàng kích động cho người đọc từ bỏ Phật, pháp và tăng: "Học Phật để cầu quả bồ đề thì nhắm mắt theo tăng lữ. Hoϣ Phật cầu quả tri thức thì Phật, Pháp, Tăng gì cũng bỏ ráo" (II. 12).

8. Ông Phan Thiết ngụy biện khi cho rằng kiến thức thâu nhập từ các phương tiện truyền thông là "trí truyền" [sic] (II. 13) để cao ngạo rằng ông cũng là một "Tam tạng" kiểu mới. Ông viết láo như sau: "Nối mạng lưới Internet vào các thư viện của thế giới tôi đọc được vô vàn sách Phật [ở trang 24 tập I, ông thừa nhận chỉ đọc vài sách Phật], biết nhiều chuyện mà chưa chắc các đại sư đời trước đã biết [chẳng hạn "biết" sai các thuật ngữ Phật giáo]. Xem thế chưa chắc tam tạng nào hơn tam tạng nào" (II. 13-4). Kiến thức của ông Phan Thiết về Phật giáo như đã chứng minh ở các chương trên, pha trộn nhiều sai lầm, mà ông dám kiêu ngạo, đại ngôn, cho mình hơn các tam tạng Phật giáo các đời trước. Nực cười hơn, khi ông Phan Thiết ngông cuồng cho rằng nhờ đọc vào các thông tin, các thuật ngữ, các giải thích sai lầm về Phật giáo do ông viết, người đọc có thể "được phá chấp, ra khỏi cái vô minh của lòng tin tưởng tự nhiên, thiếu tra vấn" (II. 14).

9. Ông Phan Thiết vu khống thầy Huyền Diệu làm "trưởng ban ám sát hòa thượng Tâm Châu trong những năm xáo trộn tôn giáo chính trị ở Nam Việt Nam trước kia" (II. 15-6) chỉ vì đọc sách ông Lữ Giang viết xuyên tạc, để gây chia rẽ nội bộ Phật giáo.

10. Thành Ba-la-nại viết đúng là "Vaaraa.na'sii" hay Baaraa.na'si, ông Phan Thiết viết sai thành "Varanaci" (II. 18-9). Ông còn sai lầm hơn khi chú thích rằng "Ba-la-nại viết theo tiếng Pháp là Bénares" (II. 19), trong khi Benares cũng là tiếng Paali, chứ không phải tiếng Pháp.

11. Trong bài kinh Kaalaama (A. I. 189ff) đức Phật dạy về 10 nền tảng của một đức tin lý trí không có điều nào chứa từ "Phật," (II. 13) như ông Phan Thiết đã cố tình thêm thắt để bóp méo. Ông ghi thêm thắt như sau: "Đừng tin những gì do người ta tưởng tượng rồi bảo rằng thần phật mạc khải" (II. 13). Nội dung của các điều do ông Phan Thiết trích cũng sai với nguyên tác. 10 cơ sở cho một đức tin trí tuệ được Phật dạy là đừng tin vào (1) thẩm quyền kinh điển Veda (anussava), (2) truyền thống (paramparaa), (3) lời đồn đãi hay báo cáo (itikiraa), (4) thẩm quyền văn bản (pi.takasampadaa), (5) một quan điểm được nhiều người chấp nhận (sama.no no garu), (6) thẩm quyền của người nắm giữ quan điểm (takkahetu), (7) tính logic của quan điểm (nayahetu), (8) ý niệm như một quan điểm đã được chấp nhận (aakaaraparivitakka), (9) phản ánh của lý trí không thích ứng (bhabbaruupataa), và (10) quan điểm giống với quan niệm của mình (di.t.thinijjhaanakkhanti).

II. Các Sai Lầm Căn Bản trong Chương 2 (II. 21-41)

1. Ông Phan Thiết viết lầm tên của núi Kỳ-xà-quật từ tiếng Sanskrit "G.rdhrakuu.ta" thành "Grudhakuta" (II. 21). Xá-vệ tiếng Paali viết là Saavatthi, ông Phan Thiết viết thiếu thành "Savathi" (II. 22).

2. Phật A-di-đà là tiếng phiên âm từ chữ Amitaabha Buddha, mà ông Phan Thiết viết thiếu thành Phật Di-đà, tức Mitaabha Buddha, và do đó, nghĩa sẽ trái ngược hoàn toàn với A-di-đà. Kế đến, lịch sử biên niên của thế giới, có thể dịch sang tiếng Anh là "The chronology of the world history" hay "the chronological history of the World" ông Phan Thiết dịch sai thành "The Timetables of History" (II. 25) vốn chỉ có nghĩa "Các thời gian biểu của lịch sử."

3. Ông Phan Thiết sai lầm khi cho rằng trong thời đại kinh điển Veda "Cái sướng lẫn lộn với cái khổ như ngày và đêm. Không ai đặt vấn đề giải thoát" (II. 26-7). Tư tưởng giải thoát thực ra đã có từ thời Veda, mặc dù chưa có hệ thống. (Xem thêm chương 8 của tập nhận định này).

4. Ông Phan Thiết lầm lẫn phái Sa"mkhya, một trong 6 trường phái triết học chính thống thừa nhận tính thẩm quyền của kinh điển Veda, với một trong Lục sư ngoại đạo, 6 phái triết học đương thời với Phật chống lại tính thẩm quyền của Veda (II. 27). Ông cũng còn sai lầm khi cho rằng chữ "nastika" có nghĩa là "phái vô thần và hư vô" (II. 27), trong khi nó chỉ có nghĩa là những người không chấp nhận tính thẩm quyền của kinh điển Veda mà thôi.

5. Thay vì tự mình xuyên tạc, ông Phan Thiết gán cho "các luận sư của đạo Phật về sau [?] luận rằng tư tưởng của Phật Thích-ca là tổng hợp các luồng tư tưởng đương thời . . . Ngài có giác ngộ được gì đâu, toàn là tư tưởng của người khác, Ngài chỉ có công tổng hợp [sic]" (II. 27-8). Sai lầm này cũng chính là toàn bộ mục tiêu của ông Phan Thiết trong 2 tập Hành hương đất Phật mà đã được chứng minh ở chương 8 của tập nhận định này.

6. Ông Phan Thiết lầm lẫn khi cho rằng Kapila triết gia của phái số luận cũng chính là nhà hiền triết Kapila trong tên gọi của thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) (II. 28). Sai lầm này là do ông đoán mò và kết luận mò rằng hai nhà hiền triết này có chung họ Kapila, nên hai vị là một, trong khi hai ông này sống cách nhau đến vài thế kỷ. Có ít nhất là 11 ông mang họ Kapila được đề cập trong kinh điển Paali, và trên thực tế có hàng trăm người mang họ Kapila trong lịch sử Ấn Độ. Nhà hiền triết Kapila mà thành Ca-tỳ-la-vệ mang tên ông là người sống tối thiểu vào khoảng thế kỷ 8 trước Tây lịch. Nguyên nhân kinh đô Ca-tỳ-la-vệ mang tên ông như thế này. Từ xa xưa, lãnh thổ của dân tộc Sakya mang tên là Sakka, vì vùng này có nhiều rừng cây Sakka. Đại vương của dân tộc Sakka tên là Okkaaka, có 4 người con trai và 5 người con gái. Sau khi hoàng hậu băng hà, ông bèn tái giá và có một con trai với một bà thứ phi. Vì thương vợ, vua Okkaaka đã cho vợ một lời ước nguyện. Bà muốn vua Okkaaka cho con trai của bà nối ngôi thiên tử. Giữ đúng lời hứa, vua Okkaaka đuổi chín người con của mình đi một nơi khác. Người chị cả l?y vua của xứ Devadaha và lập nên dòng họ Koliya, trong khi tám người anh em còn lại lập nên dòng họ Thích-ca (Sakya) gần bên nơi cư trú của hiền triết Kapila. Khi xây dựng kinh đô mới, họ đã đặt tên kinh đô là "nơi cư trú" (vatthu) của nhà hiền triết Kapila." Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu) có tên gọi từ đó. Mấy thế kỷ sau đến khi Tịnh Phạn vương trị vì nước Sakya, kinh đô của nước này cũng mang tên Kapilavatthu. Như vậy, Kapila trong tên gọi Kapilavatthu không phải là triết gia Kapila của Số luận, vì ông này sanh sau nhà hiền triết Kapila của Ca-tỳ-la-vệ đến vài thế kỷ.

Vô lý hơn khi ông Phan Thiết tự bịa ra học thuyết "làm sao cho hết đau khổ" (II. 28) rồi gán cho triết gia Kapila của phái Số luận, để chụp mũ đức Phật ảnh hưởng tư tưởng của phái Số luận. Ông viết gán ghép như sau: "Kapila là một triết gia lừng lẫy của phái Samkhya (Số luận) sinh trước [sic] Phật Tổ không bao xa. Cả cuộc đời của Kapila xoay quanh vấn đề "làm sao cho hết đau khổ." Câu này sau diễn thành kinh Phật "nước biển chỉ có một vị là vị mặn, đạo ta chỉ có một hương vị là vị giải thoát đau khổ. Chắc người sau thuổng của Kapila rồi gán cho Phật Tổ vì thấy tư tưởng của hai vị giống nhau [sic]" (II. 28). Đây là sự sai lầm và gán ghép thật thiển cận. Thứ nhất Kapila của phái Số luận sống sau đức Phật đến hơn 150 năm. Kế đến, Kapila cũng không chủ trương "làm sao cho hết đau khổ," như ông Phan Thiết đã tự bịa rồi gán cho ông này. Thứ ba, câu tuyên bố của đức Phật nêu trên khác hoàn toàn với câu tuyên bố [giả sử là có thật] của Kapila do ông Phan Thiết bịa ra thì nội dung của chúng cũng khác nhau trời vực thì làm sao bảo là Phật Thích-ca "thuổng" của Kapila được. Cho rằng đức Phật Thích-ca (người sanh trước Kapila của Số luận đến 150 năm) "thuổng" tư tưởng của ông "hậu sinh" này thì quả thật là sai lầm đáng tiếc. Xuyên tạc kiểu sơ hở và vô lý như vậy chỉ chứng tỏ thái độ thiển cận và khinh thường đôgiả của ông Phan Thiết mà thôi.

7. Ông Phan Thiết cũng còn sai lầm khi cho rằng "Chữ ‘khổ’ là tất cả đạo lý của Phật Thích-ca" (II. 28) trong khi con đường diệt khổ mới là trung tâm của học thuyết của đức Phật. Sai lầm và nguy hại cho đạo đức hơn khi ông Phan Thiết cho rằng người Ấn Độ "rất ít [ăn] thịt cá do họ nô lệ thần quyền (không ăn thịt bò vì bò là bạn của thần Siva) hoặc luân lý cổ hủ (luật bất sát ahimsa). Nói người Ấn ít ăn thịt cá chỉ đúng với trường hợp người Ấn Độ theo Hinduism, chứ hoàn toàn sai với mấy trăm triệu dân Ấn theo Hồi giáo thường ăn cá thịt, ngay cả thịt bò, thịt trâu. Kế đến thói quen của người Ấn Độ theo Hinduism không ăn thịt cá là do ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa, tôn trọng sự sống của động vật chứ không phải do nô lệ thần quyền. Thứ đến, luật bất sát không phải là một "luân lý cổ hủ" như ông Phan Thiết đã lầm, mà nó là luật đạo đức vô cùng quan trọng của Kỳ-na giáo và Phật giáo nói riêng và thế giới loài người nói chung. Cho rằng không sát sanh là luân lý cổ hủ thì chẳng lẽ theo ông Phan Thiết giết người và sát sanh là hiện đại và đáng tán thưởng hay sao?

8. Ông Phan Thiết sai lầm khi cho rằng khổ không thể cải thiện được bằng sự tu hành và trạng thái an lạc của niết-bàn là ảo tưởng, khi ông viết: "Cái khổ thời Phật Tổ và cái khổ thời nay như nhau, tu hành gì cũng chẳng cải thiện được. Cái hướng niết bàn ảo vọng có lẽ lạc đường" (II. 30). Quan niệm của ông Phan Thiết thuộc thường kiến luận về khổ, nghĩa là khổ sẽ khổ hoài, khổ mãi, không hoán chuyển được, nên ông đã phủ nhận sự hiện hữu của niết-bàn.

9. Ông Phan Thiết tỏ ra thiển cận và sai lầm khi cho rằng "các người đàn ông ở thành Ca-tỳ-la-vệ (ảnh số 4) cao từ 1m60 đến 1m70, bề ngang trung bình, mặt hình trái soan, mắt nhỏ mũi cao, tóc thẳng hay hơi quăn, chất Dravidian chiếm 70% với nước da nâu sậm" là "hậu duệ của thần dân nước cộng hòa Sakya thời Phật Tổ" (II. 33) rồi quy kết đức Phật Thích-ca cũng giống họ "Chắc chắn Phật Tổ phải có những mẫu số chung của những người này về màu da và nhân dạng" (II. 32), chỉ vì các người đàn ông này có cùng họ Sakya với đức Phật. Để kết luận rằng đức Phật cũng có nét giống những người này ông Phan Thiết đưa thêm lý do thiển cận sau đây: "Ngài phải có những nét chung tự nhiên như đồng bào của Ngài thì Ngài mới dễ thuyết phục họ và họ mới theo Ngài" (II. 33). Quả thật là ngụy biện. Ông Phan Thiết thật là mâu thuẫn, vì ở trang 23 của tập II này, ông bảo "sự thật cộng hòa Sakya đã bị diệt ngay đức Phật còn tại thế, khoảng năm 485 trước Tây lịch. Vua Vidùdabha phóng hỏa đốt kinh thành Kapilavastu và giết hết đàn ông ở tuổi thanh niên để trả thù" (II. 23). Cho dù người Sakya chưa bị tiêu diệt hết vào thời đức Phật đi nữa, chúng ta cũng không thể vin vào yếu tố cùng họ rồi cho rằng những người đàn ông ở thành Ca-tỳ-la-vệ ngày nay là hậu duệ của Phật Thích-ca. Cách lý luận này cũng giống như cho rằng ông Phan Thiết là hậu duệ của Phan Đồng, Phan Sắt, Phan Kẻm v.v. . . vì ông và những ông này có cùng họ Phan. Kế đến, cho rằng đức Phật có nhiều chất Dravadian thì ngài mới dễ thuyết phục họ và họ mới theo ngài là sai. Đại sa số đệ tử xuất gia của Phật thuộc dòng dõi Bà-la-môn và sát-đế-lợi hơn là số người thuộc giai cấp khác, xuất thân từ dòng giống Dravidian. Họ dù là Ariyan hay Dravidian theo Phật do Phật giảng dạy đạo đức và trí tuệ siêu tuyệt và Phật đã hướng họ đến an lạc, giải thoát, chứ không phải vì ngài giống sắc dân với họ.

10. Vì không hiểu triết lý tam thân Phật trong Phật giáo đại thừa, ông Phan Thiết cho rằng "Tam thân Phật viết trong kinh sách là hoang đường, sao chép từ các thần Ấn Độ [thần nào?] dựa trên các cổ tích Purana [nào?]" (II. 32-3). Sai lầm hơn khi ông Phan Thiết cho rằng "Các tranh tượng Phật rập khuôn của tranh tượng thần giáo như Siva, Visnu . . . và các tượng Phật Kỳ-na [sic] với 32 tướng hảo và 80 vẻ đẹp" (II. 35). Và ông Phan Thiết tỏ ra vô giáo dục hơn khi ông chơi chữ "Bụt Ốc" để chỉ cho Phật Thích-ca: "Phật Thích-ca thì tóc xoắn từng lọn như con ốc, ta gọi là Bụt Ốc" (II. 35).

III. Các Sai Lầm Căn Bản trong Chương 3 (tr. 42-58)

Trong chương này, chủ đích của ông Phan Thiết là nhằm cho rằng do chứng bệnh "băng huyết chậm, bị sót nhau, bị nhiễm trùng huyết" (II. 47) mà hoàng hậu Ma-da đã qua đời, 7 ngày sau khi sinh ra thái tử Tất-đạt-đa. Để đạt mục đích này, ông vẽ ra một Lâm-tỳ-ni hoang vắng bằng óc tưởng tượng so sánh hai thời điểm lịch sử khác nhau trời vực: "Ngày nay Lâm-tì-ni là cánh rừng thì thủa đó chắc cũng là nơi hoang vắng [sic]. Đường đi từ Lâm-tì-ni đến Ca-tì-la-vệ bây giờ vất vả, ngày xưa càng vất vả hơn [sic]. Sinh con trong một hoàn cảnh như thế quả là khó khăn" (II. 46-7). Cách suy luận này hoàn toàn không có cơ sở. Bởi lẽ lịch sử đã cho thấy, có nhiều công trình vĩ đại trong thời xa xưa, do vì chiến tranh hay thiên tai lũ lụt v.v. . . ngày nay trở nên hoang phế. Dựa vào sự hoang phế ngày nay để cho rằng ngày xưa nó cũng hoang phế hoặc tồi tệ hơn, là hoàn toàn sai và không có cơ sở. Hơn nữa, lịch sử không phải là những bóng dáng của tưởng tượng, giả thuyết tùy tiện, như cách giả định của ông Phan Thiết. Ông Phan Thiết tự vẽ lên một cảnh trí Lâm-tì-ni hoang sơ, và đoàn hộ tống hoàng hậu Ma-da thiếu tất cả các tiện nghi để chụp mũ cái chết của hoàng hậu Ma-da do "Thiếu thốn phương tiện và thiếu vệ sinh." Ông tưởng tượng sai lầm như sau: "sinh con ở dọc đường thiếu đủ phương tiện chưa chuẩn bị kịp [sic] và chắc cũng không đủ người hộ giúp [sic], chưa chắc đã có cô mụ đi theo [sic, hoàng hậu của một nước chứ không phải thường dân]" (II. 47). Các suy luận trên của ông Phan Thiết chứng tỏ ông không tôn trọng lịch sử mà chỉ cố tưởng tượng những chuyện quái gở, lạ đời để giải thích sai lạc về sự thật đã xảy ra trong lịch sử mà thôi.

IV. Các Sai Lầm Căn Bản trong Chương 4 (II. 59-70)

1. Bồ-đề trong tiếng Paali và Sanskrit là "bodhi" mà ông Phan Thiết viết sai thành "boddhi" (II. 60). Như thị ngã văn mà ông Phan Thiết viết sai thành "Chúng thị ngã văn" (II. 64).

2. Ông Phan Thiết đã viết sai lệch về tam minh mà đức Phật đã chứng ngộ, được ghi trong kinh điển: "Canh hai Ngài thấy được tiền kiếp của mình. Canh ba Ngài hiểu rõ lẽ luân hồi, nhân quả. Canh bốn Ngài ngộ được Tứ diệu đế" (II. 62). Thực ra, ba minh (P. tisso-vijjaa, S. tisro-vidyaa) được ghi chép trong kinh điển Phật giáo là (1) túc mạng minh (P. pubbenivaasaanussati-~naa.na-vijjaa, S. puurva-nivaasaa.nusm.rti-j~nana-saak.saatkriya-vidyaa), tức trí tuệ nhớ biết được đời sống quá khứ của mình và các loài chúng sanh, (2) sanh tử minh/trí (P. cutuupapaata-~naa.na-vijjaa, S. cyuty-upapaada-j~nana-saak.saatkriya-vidyaa), tức trí tuệ biết rõ sự chết và tái sanh của tất cả chúng sanh, và (3) lậu tận minh/trí (P. aasavakkhaya-~naa.na-vijjaa, S. aasarava-k.saya-j~nana-saak.saatkriya-vidyaa), tức trí tuệ biết rõ về sự chấm dứt toàn bộ các phiền não, lậu hoặc, đạt được giải thoát.

3. Ông Phan Thiết sai lầm khi cho rằng đức Phật thành tựu quả giác ngộ là nhờ vào thiền định học được ở "2 đạo sư Alaara [sic] và Uddaka" (II. 62), trong khi đức Phật chứng đạo do từ bỏ hai loại thiền định này. Sai lầm hơn khi ông Phan Thiết cho rằng đức Phật vay mượn học thuyết luân hồi và nhân quả của Bà-la-môn và Tứ diệu đế là tổng hợp đạo lý đương thời với Phật Thích-ca (II. 62-3). Các điểm sai lầm này đã được chứng minh ở các chương trước.

4. Trong Phật giáo đại thừa, giáo pháp đức Phật đóng vai trò quan trọng như ngón tay chỉ mặt trăng chân lý, như vị đạo sư hướng dẫn đời sống tâm linh. Ông Phan Thiết viết lệch lạc thành "Với Phật giáo Đại Thừa, vai trò của pháp mờ nhạt, trái lại vai trò của Phật trở thành trung tâm cứu độ và giải thoát" (II. 66).

5. Vì không biết gì về lịch sử của Na-tiên và Long Thọ, ông Phan Thiết đã đánh đồng hai vị này làm một: "Long Thụ là Na-tiên (Nagasena) viết kinh Milinda Pànha (Na-tiên tì kheo kinh)." Và sai lầm hơn khi cho rằng "Na-tiên và Mi-lin-đa có thể là những nhân vật tưởng tượng ám chỉ Long Thụ và kinh Milanda [sic, Milinda] Pànha viết bằng tiếng Paali hợp với nam Ấn hơn bắc Ấn" (II. 66). Tôi đã chứng minh ở chương 3 của tập nhận định này, rằng Long Thọ và Na-tiên là hai nhân vật khác nhau, chênh lệch nhau hơn 300 năm. Na-tiên và vua Milinda là những nhân vật lịch sử sống vào khoảng thế thứ 2 trước Tây lịch, chứ không phải là nhân vật huyền thoại.

6. Vì chưa từng đọc sách của Long Thọ qua bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt nên ông Phan Thiết đã đóan mò và cho rằng: "Rất có thể Long Thụ đã du nhập lý tưởng này [cứu độ] của Ky-tô giáo " (II. 66). Lý do để ông kết luận sai lệch như trên là do theo ông, Long Thọ đã từng sống ở miền nam Ấn Độ, trong khi tông đồ Tô-ma được phái đi giảng đạo ở Madras và chịu tử đạo tại đây. "Như thế chắc bồ tát Long Thụ đã nghiên cứu đạo Thiên Chúa với các đạo sư, đồ đệ của thánh Tô-ma [sic] và du nhập lý tưởng cứu độ của đạo Thiên chúa vào đạo Phật [sic]" (II. 67).

Suy luận sai lầm và thiển cận như vậy mà ông Phan Thiết tự hào về "trực giác" sai lệch của mình, khuyên "đàn em [của ông, những người mang chung tư tưởng viết bậy] có đủ thì giờ và sức lực hãy làm luận án tiến sĩ về chủ đề này" (II. 67). Có nhiều sai lầm trong ảo tưởng suy luận trên. Thứ nhất, toàn bộ tác phẩm của Long Thọ không nói về giáo lý cứu độ theo nghĩa như ông Phan Thiết đã lầm lẫn. Thứ hai, giáo lý "Ba-la-mật-đa" của đại thừa không có nghĩa là cứu độ hay cứu chuộc trong Ky-tô giáo. Thứ ba, bồ-tát Long Thọ dù sinh ra ở nam Ấn nhưng sinh sống và hoằng pháp ở bắc Ấn. Thứ tư, thần học cứu chuộc của Ky-tô giáo do thánh Augustin (354-430 sau Tây lịch), đề xướng vào khoảng năm 418, để đạo đức hóa "tội tổ tông" (péché originel) từ sự tích hoang đường của Adam và Eva. Vào năm 418 sau Tây lịch này, bồ-tát Long Thọ đã qua đời đến mấy trăm năm rồi, thì làm gì có chuyện bồ-tát Long Thọ đã nghiên cứu học thuyết cứu chuộc của tông đồ Tô-ma và đồ đệ của ông, những người không biết gì về thần học cứu chuộc này của Augustin. Thứ năm, giả sử có cuộc gặp gỡ giữa bồ-tát Long Thọ và các tông đồ Ky-tô giáo chắc chắn vị bồ-tát này đã hóa độ hết những vị tông đồ này rồi. Còn nếu giáo hóa các tông đồ Ky-tô giáo không được, thì chắc gì vị bồ-tát này đã muốn học hỏi thuyết cứu chuộc "tưởng tượng" của Ky-tô giáo vốn không có giá trị đạo đức và trí tuệ gì trong tinh thần tự tu, tự chứng như của Phật giáo. Sự chấp vá, gán ghép, chụp mũ bất chấp thực tế sau đây của ông Phan Thiết chỉ phản ánh thái độ và phong cách tưởng tượng và bịa đặt trong nghiên cứu: "Trong buổi giao lưu đạo giáo [sic] Phật giáo Đại Thừa đã du nhập đạo lý cứu độ của Ky-tô giáo vào đạo Phật. Sự du nhập này như một cuộc cách mạng hạ bệ đạo lý nghiệp báo và nhân quả đồng thời đánh đổ luôn lý thuyết vô ngã" (II. 68). Việc du nhập giáo lý cứu chuộc của Ky-tô giáo đã không có thể xảy ra đối với đạo Phật, một đạo chống lại tư tưởng thấp kém này. Hơn nữa, cứu độ trong đạo Phật là chỉ ra một bản đồ, một con đường tu tập, để từng cá nhân theo đó trau giồi, phát huy đạo đức, trí tuệ và thiền định, để đạt được giải thoát cho bản thân mình. Như vậy, giáo lý cứu độ trong Phật giáo là tự cứu độ qua việc thực hành chánh pháp của đức Phật Thích-ca, do đó không có gì mâu thuẫn với thuyết nghiệp báo, nhân quả và vô ngã cả. Hơn thế nữa, nó còn cho thấy, nhờ vào nỗ lực tự cứu độ mình, nghiệp báo và nhân quả được thay đổi theo chiều hướng thiện hơn, từ phàm thành thánh. Nghĩa là tự độ hoàn toàn phù hợp với nhân quả báo ứng, theo chiều tốt hơn.

7. Ông Phan Thiết đã tỏ ra xuyên tạc Phật giáo nguyên thủy khi cho rằng "phái Thượng tọa của đạo Phật nguyên thủy du nhập ‘thần học thuần ly146; [sic] của đạo Bà-la-môn về ‘pháp tính lý tưởng’ [là gì?] nhưng từ chối ‘thần học mạc khải’ của đạo này qua kinh Veda và chư thần trong thần thoại Ấn Độ" (II. 67). Đạo Phật là đạo đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ nói về bản chất của các pháp (dhammataa, pháp tính) là duyên khởi, không thực thể, vô ngã, vô thường, biến hoại trong khi kinh điển Veda và Upani.sad cho rằng chúng là thường còn. Kế đến đạo Phật phủ nhận tính sáng thế của Brahma trong kinh điển Veda cho rằng có một đấng sáng tạo vũ trụ.

8. Ông Phan Thiết còn sai lầm hơn khi cho rằng Phật giáo Đại thừa không chú trọng đến "thuyết pháp tính" và "chuyển pháp tính thành một đức Phật cụ thể (Phật Thích-ca) và vô vàn đức Phật lý tưởng mượn trong thần thoại Ấn Độ [thần thoại nào?]" (II. 67). Sai lầm này do ông không hiểu ý nghiã của chữ "pháp tính" (dhammataa), như chúng ta đã có dịp phân tích ở chương trước.

9. Đạo Phật dạy rằng chỉ với tinh thần vô ngã, vô vị lợi, sống vị tha, con người mới có thể thể hiện lòng từ bi, bác ái để giúp đời theo đúng nghĩa. Nơi nào có cái "ngã" chi phối, có chủ nghĩa cá nhân dẫn đầu, có thái độ bản ngã tự tôn làm trung tâm thì nơi đó không thật sự có tình thương và cứu độ. Nói khác hơn, nơi nào còn có bóng dáng của ngã, nơi đó còn có sự ích kỷ, vị lợi bản thân chi phối.

Do vì không hiểu được tinh thần vô ngã và từ bi trong đạo Phật, ông Phan Thiết đã viết sai lệch như sau: "Các đức Phật và bồ tát Đại Thừa cần một cái ngã để thể hiện lòng thương xót [thực ra, nơi nào có bản ngã nơi đó mất tình thương chân chánh]. Không có ngã không có thương xót, không có cứu độ . . . Lòng từ bi phải khởi đi từ một cái ngã từ bi, yếu tính từ bi, toàn chất kiêm ái theo định nghĩa của thần học Ky-tô giáo : Thiên chúa là tình yêu, tình yêu là Thiên chúa [sic] thì sự cứu độ mới có được. Vô ngã không cứu được ai" (II. 68). Ngược lại từ ánh sáng của chân lý, đạo Phật cho rằng, nhờ vào thái độ vô ngã, các đức Phật và bồ-tát đã thể hiện lòng từ bi bao la. Tinh thần vô ngã, vị tha đã giúp các ngài quên đi lao nhọc của mình, để thương xót và cứu đời khỏi phiền não khổ đau. Lòng từ bi của các ngài khởi đi từ một thái độ không còn bản ngã vị kỷ. Đó chính là yếu tính của từ bi. Với tinh thần vô ngã, tình thương, kiêm ái và bác ái sẽ ngự trị. Thiên chúa chưa từng có hiện hữu do đó cái gọi là "thiên chúa là tình yêu và tình yêu là thiên chúa" chỉ là ảo giác sai lầm của một trình độ tâm linh non cạn, thích nương tựa và được cứu giúp.

10. Vì muốn xuyên tạc và bôi nhọ các học thuyết giải thoát, tính không, vô ngã và cứu độ trong đạo Phật, ông Phan Thiết viết"Tôi như kẻ lạc vào cánh rừng đạo lý mênh mông của nhà Phật mà không tìm thấy lối ra bởi đạo lý ấy [những giáo pháp vừa nêu trên] hiểu chiều nào cũng được: có cũng đúng [sic], không cũng đúng [sic], vừa có vừa không càng đúng [sic], diệt ái cũng tốt [sic], kiêm ái cũng chẳng sao [sic]. Vậy đâu là đạo lý của đạo Phật?" (II. 68). Cách viết và lý luận ba phải như vậy rồi gán ghép cho giáo lý của đạo Phật như trên chỉ phản ánh một thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, thiển cận, phát xuất từ thành kiến muốn chống phá đạo Phật. Tiếc thay cho ông Phan Thiết, những suy nghĩ và nhận định lệch lạc của ông trên đây chỉ là nhận thức cạn cợt của ông về đạo Phật chứ không phải bản thân giáo lý của đạo Phật, một đạo lý trái ngược hoàn toàn với những xuyên tạc đó.

V. Các Sai Lầm Căn Bản trong Chương 6 (II. 96-105)

1. Kinh điển Phật giáo dạy "vô ngã" ông Phan Thiết cố tình viết sai thành "kinh luận dạy diệt ngã" (II. 97). Cunda thường được phiên âm Hán Việt là Thuần-đa?ông Phan Thiết viết sai thành "Thuần-đa" (II. 98). Sự kiện các vị đệ tử của đức Phật giữ thân thể đức Phật đến 7 ngày để chờ cho các vị tỳ-kheo ở xa trở về chiêm ngưỡng Ngài lần cuối, trước khi hỏa táng đức Phật mà ông Phan Thiết cố tình giải thích bậy bạ do thiếu củi: "Buồn thay số đệ tử tại gia thủa đó ở Kushinagar quá ít hay quá nghèo không cung cấp đủ số củi cho việc hỏa táng khiến việc trà tỳ phải chậm trễ đến bảy ngày [sic]" (II. 103). Xá-lợi của Phật còn lại nhiều sau khi thiêu đốt là kết quả của sự chấm dứt hoàn toàn ái dục, mà ông Phan Thiết cố tình giải thích sai theo lối ngụy biện sau đây: "Có thể vì thiếu củi đốt nên xá lợi của đức Phật còn lại khá nhiều đủ chia làm tám phần cho các đại vương và các bộ tộc đem về thờ" (II. 103). Lễ trà tỳ đức Phật được tiến hành ở rừng Ta-la mà ông bảo là "thiếu củi" thì quả thật là cách lý luận không hợp lý. Hơn nữa, lễ trà tỳ đức Phật có cả vua A-xà-thế và các vua khác đến dự. Cho dù rừng Ta-la không có củi đi nữa (như giả thuyết sai lệch của ông Phan Thiết), chẳng lẽ các vua này nghèo đến nỗi không có tiền mua củi ở chỗ khác để thiêu đức Phật?

2. Niết-bàn theo Phật giáo là sự vắng lặng tất cả khổ đau (dukkha-nirodha) mà ông Phan Thiết cố tình lý giải sai thành "đoạn ái cắt dục" (II. 100). Kế đến, không có phái Thượng tọa nào định nghĩa rằng niết-bàn là "chân lý vĩnh hằng" (II. 100) như ông Phan Thiết đã tự bịa và gán ghép. Giải thích niết-bàn với 4 đặc tính an lạc (lạc), vĩnh viễn [trong an lạc] (thường), thanh tịnh (tịnh) và bất biến (ngaPhật giáo đại thừa không hề cho rằng niết-bàn là "thiên đường của đạo hữu thần" như ông Phan Thiết đã hiểu sai. Bốn đặc tính niết-bàn của đại thừa chỉ là trạng thái của niết-bàn, chứ không phải là cảnh giới hay nơi chốn bên ngoài tâm.

3. Niết-bàn là trạng thái vắng mặt hoàn toàn đau khổ và phiền não, mà ông Phan Thiết lại viết sai lệch thành "niết bàn chỉ là mặt khác của phiền não" (II. 100). Sai lầm hơn khi ông Phan Thiết cho rằng "đau khổ cũng là vấn đề bất khả tư nghì" để quy kết sai hoàn toàn bản chất của Tứ diệu đế: "đạo lý của Phật Tổ dường như không đi đến đâu" (II. 100). Đến đây chúng ta thấy tư tưởng của ông Phan Thiết đã giống với tư tưởng của lục sư ngoại đạo, phủ nhận đạo đức và nhân quả đạo đức.

4. Ông Phan Thiết cố tình đồng hóa sự đau đớn về thân thể với phiền não của nội tâm làm một, để kết luận rằng sự đau khổ [của thân xác] của Phật trước khi vô dư niết-bàn "dẫn đến việc hồ nghi đạo lý của Phật Tổ hay Phật pháp vậy" (II. 101). Là một con người xác thịt, đức Phật không thể tránh khỏi quy luật của các pháp là sinh, trụ, dị, diệt. Sự bệnh già dẫn đến đau đớn thân xác là điều xảy ra đối với tất cả mọi người, kể cả đức Phật. Đây là điều đức Phật từng dạy. Điều khác biệt quan trọng là đối với người giác ngộ như đức Phật, đau đớn về thể xác không kéo theo đau đớn về nội tâm. Bởi lẽ, đức Phật đã nhổ sạch nguồn gốc của phiền não. Không nhận ra được điểm khác biệt quan trọng này, ông Phan Thiết cho rằng "đức Phật Thích-ca không phải là bậc đại giác, không có tri kiến thù thắng, đạo lý của Phật không phải là chân lý mà chỉ là sự sáng tạo chủ quan" (II. 101) qua hình ảnh của Sunakkhatta.

5. Từ sự đánh đồng sai lệch và đầy mâu thuẫn "niết-bàn cũng chính là phiền não" (II. 100), ông Phan Thiết cho rằng: "Niết bàn, phiền não hay đau khổ là một huyền nhiệm bất khả tìm căn nguyên và bất khả lý giải. Đạo lý Tứ diệu đế cũng bằng thừa" (II. 101). Từ nhận thức thiển cận mâu thuẫn cho rằng khổ và sự chấm dứt khổ là một, ông Phan Thiết đã lộ nguyên hình một kẻ ngụy biện, khi ông không thừa nhận các tâm lý âm tính như tham, sân, si v.v… là nguyên nhân gây ra đau khổ và gán cho "đau khổ là một huyền nhiệm (như triết học Hiện Sinh hay quan điểm của Ky-tô giáo )" (II. 102), trong khi đau khổ là kết quả của một lối sống đặt nền tảng trên tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ, dối trá, trộm cướp v.v. . . Đau khổ không phải là một huyền nhiệm, không phải ngẫu nhiên, mà tất cả đều có nguyên nhân, cũng như tất cả các chứng bệnh trên thế gian này đều có nguyên nhân của nó. Khi chưa phát hiện ra được con bệnh không có nghĩa là cơn bệnh đó ngẫu nhiên sinh hay do huyền nhiệm sinh. Cũng vậy, khi chưa cảm nhận được sự an lạc của niết-bàn do vắng mặt trọn vẹn đau khổ, người ta sẽ không biết được mặt mũi thật của niết-bàn. Dù không biết được mặt mũi thật của an lạc của niết-bàn cũng không có nghĩa là niết-bàn không có. Nếu đau khổ hiện hữu từ một nguyên nhân thì niết bàn cũng hiện hữu khi nguyên nhân đau khổ đó đã chấm dứt gốc rễ. Đau khổ không phải là một ngẫu nhiên hay huyền nhiệm, niết-bàn do đó cũng không phải là ngẫu nhiên hay huyền nhiệm. Tất cả các tư tưởng lập cước trên huyền nhiệm và ngẫu nhiên chỉ là hình thức khác của thuyết định mệnh luận hay thần ý luận, vốn là con đẻ của một khối óc nặng về ảo tưởng có một đấng tạo vật, dựng lên con người và muôn loài và ban cho chúng hạnh phúc và đau khổ. Đấng sáng tạo như vậy không thực có, do đó, các quan niệm quy về huyền nhiệm và ngẫu nhiên cũng chỉ là kết quả của một suy luận bế tắc, ấu trĩ, nguy hại cho sự nỗ lực đạo đức và trí tuệ cá nhân: bởi lẽ gọi là huyền nhiệm thì cần gì phải phấn đấu, vươn lên! Đức Phật đã vạch rõ bộ mặt của khổ đau, nguyên nhân sanh ra khổ đau, trạng thái chấm dứt hoàn toàn khổ đau và chỉ ra con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau. Người khôn nên nhanh chóng đi theo con đường đó, để sống an lạc và hạnh phúc cho mình và người khác. Kẻ ngu mãi loanh quanh "huyền nhiệm" ảo tưởng, rốt cuộc sẽ phải gặt hái đau khổ. Hai con đường niết-bàn và khổ đau đã bày sẵn, khôn ngu tự rõ qua sự lựa chọn của mình.

VI. Các Sai Lầm Căn Bản trong Chương 7 và 8 (II. 106-150)

1. Như thị ngã văn được ông Phan Thiết viết sai thành "Chúng thị ngã văn" (II. 109, d.5). Đề-bà-đạt-đa được ông viết sai thành Đề-bà-đat-đa (II. 109, d.26). Cullavagga là tiểu phẩm, một phần trong luật tạng Paali, ông Phan Thiết hiểu sai thành "Tiểu Luật Tạng" (II. 109, d.26).

2. Để bóp méo giá trị vị tha, vô ngã và tình thương của đạo Phật ông Phan Thiết gán lên những thứ hoàn toàn trái ngược với đạo Phật: "Từ đạo cắt ái biến thành đạo kiêm ái. Từ đạo diệt ngã biến thành đạo vị ngã" (II. 109). Đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo từ bi và trí tuệ mà ông Phan Thiết viết thành đạo cắt ái thì chẳng ra làm sao cả. Cắt ái ly thân là lối hành trì của người tu sĩ Phật giáo, hoàn toàn không áp dụng cho người tu tại gia. Đạo Phật dạy vô ngã và sống vị tha chứ không dạy diệt ngã hay vị ngã như ông Phan Thiết đã hiểu sai và gán ghép bất chấp thực tế.

3. Đoạn viết dưới đây của ông Phan Thiết cho thấy một tri thức vô cùng thiển cận và sai lệch của ông về giáo pháp của đức Phật: "Khi đức Phật còn tại thế, đạo Phật chỉ là giới luật [sic]. Bài giảng đầu tiên thu nhận năm người bạn đồng tu khổ hạnh với Phật vào tăng già tiên khởi là giới luật [sic]. Tứ diệu đế là giới luật tổng quát [sic]. Các giới luật sau chi tiết hóa phải qui chiếu vào Tứ diệu đế [sic]" (II.109). Sau đây là các sai lầm của Phan Thiết. Thứ nhất, khi còn trụ thế, đức Phật giảng dạy hai chủ đề chính đó là giáo pháp (dhamma) và giới luật (vinaya). Thứ hai, Tứ diệu đế, bài giảng đầu tiên của Phật cho năm vị đồng tu ngày xưa, không phải là giới luật mà bao gồm tuyên bố về khổ, nguyên nhân gây đau khổ, trạng thái hết khổ và con đường dứt khổ. Riêng con đường dứt khổ được thể hiện thành ba nhóm chính là giới luật, thiền định và trí tuệ.

4. Ông Phan Thiết cố tình xuyên tạc lịch sử kết tập kinh điển Phật giáo nên đã viết sai lệch về các kỳ kết tập kinh điển của đạo Phật. Ông viết lầm lẫn như sau: "Ba hội công đồng chỉ đọc tụng giới luật truyền khẩu" (II. 109). Trong khi đó, hai kỳ kết tập kinh điển đầu đọc tụng cả giáo pháp (dhamma) tức kinh điển, và giới luật (vinaya) và kỳ kết tập thứ ba có mặt văn bản kinh luật luận. Mưu đồ xuyên tạc này của ông đã để lộ vì ở trang 110-111 (tập II), ông đã phải thừa nhận rằng trong lần kết tập đầu tiên đại hội đã có trùng tuyên lại kinh (dhamma) và luật (vinaya).

5. Tạp A-hàm và Trung A-hàm thuộc kinh điển Hán tạng, dịch từ chữ Sanskrit, mà ông Phan Thiết lẫn lộn cho thuộc tạng Paali: "Theo Paali tạng trong Tạp A-hàm (Samyutta Nikàya) và Trung A-hàm (Majjhima Nikàya)" (II. 110, d.3-4). Ông tỏ ra xuyên tạc hơn khi gán cho các kinh này nói rằng "tổ chức tăng già càng phát triển giới luật càng lỏng lẻo" (II. 110). Trong khi đó, qua bố cục và nội dung văn bản luật tạng, chúng ta thấy khi tăng đoàn Phật giáo càng phát triển, giới luật càng chặt chẽ hơn, chi tiết hơn.

6. Trong lần kết tập kinh điển lần I, ngài Upaali tuyên đọc lại giới luật, ngài A-nan-đà tuyên đọc lại kinh điển. Ông Phan Thiết vì không biết nên viết sai thành "vấn đáp." Ngài A-nan-đà không hề thêm bớt chi tiết về cuộc đời Phật và do đó không hề có chuyện ngài A-nan-đà xin lỗi đại chúng, như ông Phan Thiết viết bịa: "Chính tôn giả A-nan-đà thêm bớt chi tiết về cuộc đời Phật bị Đại Ca-Diếp truy vấn, phải xin lỗi tăng chúng và sám hối trước công đồng" (II. 110-1, tương tự ở I. 48).

7. Nguyên nhân dẫn đến đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai là do bất đồng về việc hành trì giới luật của nhóm tỳ-kheo sống ở Vai'saalii. Nhóm này vi phạm 10 điều liên quan đến (1) ăn thực phẩm cách đêm, (2) ăn sau 12 giờ trưa, (3) ăn 2 lần trong ngày, (4) không tập trung một chỗ để làm lễ đọc giới luật (bố-tát), (5) không chịu dự họp vào các hội nghị tăng đoàn mà chỉ tùy hành, (6) sống theo tiền lệ của người trước, (7) uống sữa sau 12 giờ trưa, (8) sử dụng tọa cụ quá kích thước quy định, (9) uống rượu để trị bệnh, (10) nhận và chứa tiền bạc của tín đồ cúng. Vì bất đồng về các điều trên mà tăng đoàn phân hóa thành hai nhóm: nhóm ủng hộ và nhóm chống lại các điều trên.

8. Ông Phan Thiết cố tình viết sai lệch về kỳ kết tập lần thứ 2 này để xuyên tạc đời sống của tu sĩ Phật giáo và sự du nhập ngoại đạo vào đạo Phật. Ông viết: "Khoảng 100 năm sau, các tì-kheo thời đức Thích Tôn đã quá vãng hết, tăng già bị suy thoái [sic] vì giới luật không còn được tôn trọng, ngoài trừ một thiểu số trưởng lão [sic]. Quý vị ấy hợp thành một bộ phái gọi là Thượng tọa bộ [sic]. Họ là những vị tăng sĩ uyên bác, đức độ, đặt nền móng cho Phật học về sau. Đối lập với họ là các tăng sĩ ‘cấp tiến’ [sic] và các Phật tử tại gia chạy theo thị hiếu của quần chúng không coi trọng giới luật, thích du nhập thần giáo [sic, sic, sic]. Họ tự gọi là Đại chúng bộ [sic] chữ Paali viết là Mahasanghika, tiền thân của phái Đại Thừa về sau [sic]" (II. 111).

Sai lầm hơn khi ông Phan Thiết bịa ra rằng lần kết tập thứ 2 này có nhiều kinh điển ngoại đạo và đại hội kết tập đã thất bại sau 8 tháng làm việc. Ông viết xuyên tạc lịch sử như sau: "Công đồng này gặp trở ngại vì số kinh luật gia tăng gấp bội [sic]. Mỗi nhóm mỗi kinh, mỗi luật [sic] đến khi đọc tụng để tổng hợp thì bất khả thi hành [sic], Revata bèn đặt ra một phương pháp [đúng hơn là Phan Thiết tự bịa]: ông lý tưởng hóa đức Phật và chỉ chấp nhận những kinh luật hợp với đức Phật lý tưởng của ông [sic]. Thật ra, dù là kinh lý tưởng hay kinh ngụy tạo, tụng đọc xong theo gió bay đi, chẳng còn gì ghi lại sau 8 tháng làm việc [sic]" (II. 111).

9. Vì không biết A-tỳ-đàm là tên gọi tắt của luận tạng (Abhidhammapi.taka) nên ông Phan Thiết đã viết sai, khi cho rằng "Bộ luận đầu tiên là A-tỳ-đàm (Abhdharma)" (II. 113, d.8). Tiếng Phạn của A-tỳ-đàm viết là Abhidharma, chứ không phải Abhdharma như ông Phan Thiết đã viết thiếu.

10. Tương tự với sai lầm VI. 3 nêu trên, ông Phan Thiết đồng hóa các kinh điển (dhamma / sutta) với giới luật (vinaya) rồi viết sai rằng đức Phật không có giảng kinh mà chỉ có giảng luật. Ông viết "Các phương pháp ấy [giáo pháp của Phật] gói ghém thành luật tạng [sic] và lúc đầu cũng chỉ có luật tạng lý giải bằng Tứ diệu đế hoặc đơn giản hơn là Bát Chánh Đạo và ngũ giới" (II. 113).

11. Đoạn sau đây cho thấy ông Phan Thiết đã bất chấp lịch sử, viết theo đầu óc xuyên tạc của mình rồi gán cho đó là Thượng tọa bộ và đại thừa cóp-pi và vay mượn đạo Bà-la-môn vào Phật giáo: "Một khuynh hướng muốn hệ thống hóa đạo lý của Phật Tổ bằng siêu hình, nhưng không loại bỏ đạo lý căn bản (fundamentalist) của Phật Tổ. Đó là phái Thượng Tọa bộ với các trưởng lão uyên thâm triết lý của Bà-la-môn [sic]. Khuynh hướng thứ hai thực tế hóa và cập nhật hóa đạo Phật bằng tín ngưỡng phổ thông của Bà-la-môn [nào?], không chú trọng lắm triết lý nhưng chạy theo thị hiếu của quần chúng thích thần thoại. Đó là phái đại chúng gồm số lớn các tì-kheo và giới tại gia xem đức Phật như một vị thần Bà-la-môn [sic]. Cả hai phái đều có căn bản Bà-la-môn [nào?] nhưng khác biệt là phái Thượng tọa chỉ mượn ‘hồn’ [sic] Bà-la-môn còn phái Đại chúng mượn ‘xác’ [sic] Bà-la-môn" (II. 114).

12. Bôi nhọ bản chất từ bi, trí tuệ của đạo Phật, ông Phan Thiết viết: "đạo lý của Phật Tổ khô khan (vì cắt ái?), lắt léo, quảng đại quần chúng thì mù mờ" (II. 114). Kinh Hoa Nghiêm, tiếng Sanskrit viết là Avata"msaka-Suutra, ông Phan Thiết viết sai thành "Avaramsaka" và kinh Duy-ma-cật là Vimalakiirtinirde'sa-Suutra, ông Phan Thiết viết sai thành "Vimalakertimidesa" (II. 116, d.12).

13. Để tô đen bồ-tát Long Thọ, ông Phan Thiết trích dẫn một câu chuyện bịa đặt của những người chống lại vị bồ-tát này và đạo Phật, cho rằng Long Thọ đã dùng phép "tàng hình vào hậu cung của các vua chúa để giao cấu với các cung nữ khát tình" rồi bị bắt quả tang nhưng được vua tha chết vì ông có nhiều tài (II. 116-7). Câu chuyện bịa đặt vớ vẩn trên đã để lộ nguyên hình xuyên tạc: đã bảo bồ-tát Long Thọ có phép "tàng hình" thì làm sao người thường mắt thịt nhìn thấy được mà bịa rằng ông bị bắt quả tang!

14. Ông Phan Thiết cố tình cho rằng kinh điển Phật giáo đã mất hết từ xa xưa, các kinh hiện nay là ngụy tạo, khi viết rằng: "Lần đầu tiên kinh Đại Thừa được viết ra chữ nhưng không còn gì lưu trữ đến nay" (II. 117). Nhưng vì cố tình xuyên tạc nên ông Phan Thiết đã sơ hở "nặng" khi ông đã thừa nhận "các bộ kinh [đại thừa] được khắc trên lá đồng và trên đá lưu trữ tại tu viện Kundalavana" (II. 117).

15. Trong tập II có đoạn ông Phan Thiết thừa nhận rằng ông chưa hề đọc các sách của Long Thọ được dịch ra tiếng Anh và tiếng Việt mà lại dám nhận định sai lạc rằng: "Long Thụ dựa vào quyền lực của Kanishka đề xướng ra một tôn giáo mới cũng mang danh Phật nhưng tương tự tân giáo Bà-la-môn" (II. 117) trong khi trên thực tế, tân giáo Bà-la-môn, nhất là Bà-la-môn giáo của 'Sa"nkara đã vay mượn phương pháp bất nhị của Long Thọ.

16. Sau đây là các đoạn xuyên tạc đức Phật và đạo Phật, đã được ông Phan Thiết lập lại nhiều lần trong gần 400 trang sách. Các xuyên tạc này cho thấy thái độ làm việc thiển cận, méo mó, lôi thôi, thiếu nghiêm túc của người cầm bút.

a. Bóp méo đạo Phật thành đạo hữu thần: "đạo lý ấy [đạo Phật] biến thể thành đạo hữu ngãhữu thần" (II. 118, d.11-2).

b. Xuyên tạc đạo Phật cop-pi Bà-la-môn giáo và các đức Phật còn bản ngã và chia nước cai trị: "Tân Phật giáo hay Đại Thừa giáo nương theo Tân giáo Bà-la-môn . . . Vậy các đức Phật và bồ tát mượn cái cốt của các thần Ấn Độ. . . Nếu thần Siva, Visnu, Kali giành ngôi của thần Brahma thì A-di-đà, Quán Âm, Đại Thế Chí giành vị trí của Thích-ca. Các thần đuề huề với nhau thì các phật và bồ tát cũng đuề huề lại còn chia nhau quốc độ để cai trị (giáo hóa) cho khỏi đụng nhau! Đạo Phật từ vô thần biến thành hữu thần và đa thần. Các đức Phật có bản ngã và ngôi vị hẳn hoi [sic]" (II. 118, 14-27).

c. Đánh đồng các khái niệm tính giác ngộ như Phật (Phật tính), chân như, niết-bàn với Brahma và thức Alaya với aatman: "Lý thuyết Phật tính, chân như, Niết bàn … là lý thuyết Đại-hồn, Phạm-thiên trong Ấn giáo. Lý thuyết về Alaya thức (tâm thức) trong duy thức luận của Thế Thân là lý thuyết về Tự-ngã, Tự-thể trong Ấn giáo. Lý thuyết về tam thân Phật, tứ thân phật, hóa thân phật là lý thuyết về hóa thân của chư thần trong Ấn giáo [sic]" (II. 118-9).

d. Chụp mũ kinh điển Phật giáo mô phỏng kinh ngoại đạo và giáo pháp Phật như ba phải: "Cái hay của các luận sư và kinh sư Đại thừa là cóp nhặt, mô phỏng đạo lý ngoại đạo đem áp dụng vào đạo lý Phật Thích-ca, dung hòa giữa những đạo lý đối nghịch thành một thể thống nhất mà nói suôi nghe cũng được, nói ngược nghe cũng được. Do bản chất ngụy biện của đạo giáo nên có cũng đúng, không cũng đúng. Đó chẳng qua là trò chơi chữ của trí thức, không có kết luận vì nó rối mù như lạc vào mê hồn trận của đạo lý" (II. 119). Các chụp mũ này đã được vạch trần ở chương cuối của tập nhận định này.

e. Ông Phan Thiết sai lầm khi cho rằng học thuyết độ sanh hay cứu độ không có trong kinh điển Phật giáo và nhất là cho độ sanh là trái với nghiệp: "Có một đặc tính tôi không tìm thấy [đúng, vì chưa từng đọc làm sao thấy, I. 24) trong Ấn giáo hay đạo lý nguyên thủy của Phật Thích-ca. Đó là sự cứu độ hay lòng thương xót vốn trái với lý thuyết về nghiệp.

f. Sai lầm hơn khi ông Phan Thiết định nghĩa "ái [ta"nhaa] là tình yêu, lòng từ bi, lòng thương xót, đại từ, đại bi" (II. 119). Viết lôi thôi như vậy làm sao hiểu đạo Phật được.

g. Vì không hiểu nghĩa chữ độ sanh trong đạo Phật là chỉ đường thoát khổ, ông Phan Thiết viết buồn cười như sau: "Phật giáo Đại Thừa đề xướng thuyết độ phản lại đạo lý của Phật Tổ, phản lại thuyết nghiệp trong Ấn giáo và đạo Phật nguyên thủy, đạo Phật phái tiểu thừa" (II. 119).

17. Ông Phan Thiết lập lại sai lầm của ông ở các trang của tập II cho rằng Phật giáo đại thừa vay mượn giáo lý Bà-la-môn và Ky-tô giáo và giải thích sai ý nghĩa chữ độ trong đạo Phật (II. 120-1). Các điểm này đã được chứng minh bên trên nên không cần lập lại.

18. Đức Phật không hề cho rằng "học thuật là một cái ‘phược’ cản trở sự giải thoát" (II. 121) mà ông Phan Thiết dám gán cho Phật nói trong kinh tạng Paali. Đức Phật khuyên tất cả mọi người học và chính nhờ học mà thực hành được chính xác. Phương pháp học có hiệu quả được đức Phật dạy là lắng nghe kỹ lưỡng lời thầy dạy (văn), suy nghĩ tình lý cặn kẽ điều đã nghe (tư) và thực hành không mệt mỏi nếu lời dạy đó là thiện và có ích (tu). Đây chính là phương pháp học và tu hành của người Phật tử.

19. Đạo Phật nguyên thủy nói riêng và đạo Phật nói chung không hề cấm đoán quần chúng Phật tử tham gia vào các hình thức nghệ thuật. Việc tu sĩ Phật giáo không thực hiện ca, múa, xướng, hát là để đầu tư thời giờ tối đa vào việc tu tập thiền định. Đức Phật và Phật giáo không hề cấm đoán người đời (tức không phải tu sĩ) thực hiện các hình thức nghệ thuật như ông Phan Thiết đã xuyên tạc sau đây: "Điều ta chấp nhận đúng thật [sic] là đạo Phật nguyên thủy gạt bỏ nghệ thuật: hát, ngâm, múa, văn chương, hội họa, điêu khắc và có lẽ cả kiến trúc nữa [sic] Các hình thức nghệ thuật được xem như trở ngại cho việc tu thân nội tâm, bởi vì nghệ thuật dẫn đến ái [sic] mà ái là đầu mối của phiền não" (II. 121).

20. Trong phần viết về đại học Naalandaa, ông Phan Thiết đã có nhiều điểm sai lệch. Đại học Naalandaa là trường đào tạo tăng sĩ Phật giáo mà ông Phan Thiết lẫn lộn cho rằng đó cũng là trường của "đạo Kỳ-na" (II. 123, d.10), để ông có cơ sở chụp mũ Phật giáo phối hợp với Kỳ-na giáo: "đã có thời đạo Phật và đạo Kỳ-na phối hợp với nhau [sic]" (II. 123, d.17-8). Sai lầm này do ông lẫn lộn trong thời đức Phật, Naalandaa là nơi hội ngộ của Mahaaviira với Go'saala. Ông sai lầm hơn khi cho rằng bồ-tát Long Thọ không sống và giảng dạy ở đây và cho rằng đại học Naalandaa được hình thành vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Lý do để ông kết luận như vậy là do trong ký sự của cao tăng Pháp Hiển không có ghi chép về đại học Naalandaa này (II. 123). Thật là thiển cận.

Thật ra đại học Naalandaa được vua A'soka bảo trợ xây, với hình thức đầu tiên là một Vihaara to lớn và dần dà trở thành trường đại học Phật giáo đào tạo tăng tài. Bồ-tát Long Thọ (Naagaarjuna) và Aaryadeva (khoảng 100 sau Tây lịch) là hai bậc đạo sư lỗi lạc trong đại học này. Sự kiện cao tăng Pháp Hiển không ghi chép về đại học Naalandaa trong ký sự của mình, như cao tăng Huyền Tráng đã làm, không có nghĩa là đại học Naalandaa không có hiện hữu. Xin đưa một ví dụ đơn giản, trong phái đoàn hơn 50 người hành hương đất Phật vào năm 1997 do Hòa thượng Phước Huệ tổ chức, nếu không có ai ghi chép và ông Phan Thiết cũng không viết cuốn Hành hương đất Phật thì cũng không vì thế mà các Phật tích đó không hiện hữu. Pháp Hiển không đề cập đến Naalandaa vì ngài chưa đặt chân đến đây vào năm 404 sau Tây lịch, trong chuyến viếng thăm Phật tích của ngài. Có thế thôi. Nếu vẫn chưa tin, ông Phan Thiết có thể tìm đọc D. H. Sankalia., The University of Nalanda (Delhi: Oriental Publishers, 1972) và Taaranaatha’s History of Buddhism in India, bản dịch tiếng Anh của Lama Chimpa và Alaka Chattopadhyaya, do NXB. Motilal Banasidass tái bản vào năm 1990.

21. Và đây là nhận định sai lầm của ông Phan Thiết về bồ-tát Long Thọ, một kiểu nhận định để mà tán dóc, chứ không cần bằng cớ lịch sử: "kinh điển và các đức Phật của phái đại thừa do Long Thụ thành lập từ công đồng thứ tư triều vua Kanishka" (II. 124). Và đây là nhận định sai lịch sử Trung Quốc: "Những triều đại vẻ vang [nào?] thường bài đạo Phật, những triều đại suy kém [nào?] đạo Phật thịnh hành" (II. 124).

22. Ba trang dự đoán về hướng tiến của đạo Phật (II. 125-7) của ông Phan Thiết chứa đầy dẫy các nhận định tâng bốc Ky-tô giáo và bôi nhọ Phật giáo, thiết nghĩ chẳng cần quan tâm. Riêng chương 8 (II. 131-150) ông Phan Thiết viết ngoài chủ đề của quyển sách, với nhiều ngụy biện và xuyên tạc sử liệu về Phật giáo Việt Nam, không đáng để lưu tâm.

23. Nói về cơn đau thể xác của đức Phật trước khi vô dư niết-bàn, ông Phan Thiết cố tình bịa chuyện "đức bổn sư Thích-ca chịu phiền não [sic] do bệnh kiết lỵ và tháo dạ" (II. 128). Ông Phan Thiết, như đã chứng minh ở trên, cố tình lý giải mọi sự trên đời này đều là huyền nhiệm, ngẫu nhiên, một thứ quan niệm mang tính tiền định và an bài. Ông cố tình giải thích sai lệch như vậy để cho rằng giáo lý Tứ diệu đế đặt tầm quan trọng ở sự tu tập và chuyển hóa đạo đức và trí tuệ của con người là vô ích. Hay nói khác hơn, ông ngụy biện để ủng hộ cho chủ nghĩa thỏa mãn tình dục như ông đã thể hiện ở tập I, trang 61-66. Ông viết nặng về huyền nhiệm tiền định như sau:

Triết học hiện sinh trả lời ngay: phiền não hay đau khổ là một huyền nhiệm, một vấn đề bất khả tư nghì. Do đó, Tứ diệu đế, đạo lý căn bản của Phật Thích-ca hết xài. Chỉ với câu trả lời ngắn ngủi của triết học hiện sinh đã đánh đổ toàn bộ đạo lý của Phật Tổ [sic] (II. 128).

Ông còn tự hào với sai lầm này rồi hỏi: "Các tăng lữ và Phật tử trí thức nghĩ sao?" (II. 128). Xin trả lời ngắn gọn rằng, với vài câu nhận định đúng đắn của chính ông (trong những lúc ông tỉnh táo) cũng đã đánh bại được lập luận ngụy biện của ông và của chủ nghĩa hiện sinh nêu trên, mà không cần phải giải thích hay lý luận nhiều:

a. "Theo tôi [Phan Thiết], Đức Phật Thích-ca là giáo tổ của thuyết nhân vị và thuyết hiện sinh. Ngày nay thế giới mới biết đến những thuyết này, nhưng đức Phật đã thuyết pháp từ 25 thế kỷ trước về thân phận và vị trí của con người" (I. 130).

b. "Bởi đó, ta gọi Ngài là nhà nhân vị học vì Ngài chỉ quan tâm đến vị trí con người. Ngài là thủy tổ của thuyết nhân vị trước cả Khổng Tử, Jesus và các nhà nhân bản ở thiên niên kỷ chúng ta. Ngài cũng là nhà hiện sinh học vì Ngài lấy bối cảnh xã hội đương thời làm đối tượng quan sát sinh, bệnh, lão, tử để chỉ ra thân phận đau khổ của con người" (I. 185).

c. "Như thế, đạo lý của Phật Thích-ca là đạo lý vị con người, vị nhân sinh. Đạo lý nhân bản nhất trong các đạo của nhân loại" (I. 129).


Lời giới thiệu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |

 


Cập nhật: 27-4-2000

Trở về thư mục "Điểm sách"

Đầu trang