Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
PHÊ BÌNH
KÝ SỰ HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT
Thích Nhật Từ

Chương XII
Kết Luận

Ông Phan Thiết tự xưng mình là một nhà nghiên cứu Phật giáo suốt 8 năm khi viết bộ Ký Sự Hành Hương Đất Phật, nhưng thật chất như quý độc giả đã thấy, kiến thức về Phật giáo của ông rất hời hợt và sai lệch nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của những sai lệch này là do ông chưa từng đọc qua kinh điển Phật giáo và cũng không hề biết đến mặt mủi của các kinh điển Bà-la-môn và các triết phái, tôn giáo có trước hoặc cùng thời với đức Phật. Vậy mà ông lại liều lĩnh làm công việc so sánh, gán ghép , áp đặt, để quy kết đạo Phật cóp-pi từ đạo Bà-la-môn và các tôn giáo đương thời với đạo Phật.

Để đạt được mục đích xuyên tạc và bôi đen đạo Phật, ông Phan Thiết vận dụng tiểu xảo trá hình, như liệt kê nhiều sách vỡ về Phật giáo bằng tiếng Việt để chứng tỏ ta đây là người đọc rộng, hiểu nhiều, và nhất là sử dụng lối chơi chữ đồng âm dị tự đầy ngụy biện, để đánh lừa người đọc vào hơn 370 trang sách đầy sai lầm đến thương hại của ông. Có chỗ ông thừa nhận rằng khi viết quyển Ký Sự Hành Hương Đất Phật, ông chỉ dựa vào vài cuốn sách thuộc tài liệu hai và ba (I. 24, 50). Nhưng ở chỗ khác thì ông lại tự hào về kiến thức quảng bác của ông hơn hẳn các vị đại sư Phật giáo trong quá khứ (II. 13-4). Ông viết mâu thuẫn và cũng không cần biết đến sự thuẫn của chúng.

Điều trớ trêu nhất của ông Phan Thiết là bản thân ông không biết tôn trọng sự thật, cố tình xuyên tạc lịch sử, bóp méo các sự kiện, giải thích mang tích cách lạc dẫn, lại tự xưng mình là một hành giả yêu sự thật:

Người yêu sự thật như hành giả này [sic] thấy nó xốn xang như hạt cát văng vào tròng mắt nên nói ra. Mà nói ra thì thế nào cũng có kẻ mất lòng" (II. 153, d.13-4).

Rồi ông tỏ ra tinh vi hơn, mang vào chiếc mặt nạ "tôn trọng lẽ thật và công lý" để lấy lòng người đọc:

Lý tưởng và chủ trương: Tôn thờ Tự Do, lấy Sự Thật, Lẽ Công và Nhân Ái làm thước đo [sic] (II. 165, d. 8-9).

Tôi tự xếp mình vào loại theo đạo ‘quốc tế’ kính trọng các giá trị chính đáng [sic] trong các đạo nhưng cũng thẳng tay bài bác những bịa đặt (II. 16, d.29-31).

Cái mặt nạ khéo léo này dù sao đi nữa cũng không thể bịt mắt hay phỉnh lừa được độc giả, bởi lẽ trong suốt tác phẩm, ông Phan Thiết đã để "lòi" ra hàng trăm sơ hở cho thấy ông là người có thái độ hoàn toàn trái ngược, như tập phê bình này đã chứng minh.

Ngoài ra, để tạo niềm tin cho bạn đọc về những điều ông viết xuyên tạc đức Phật và giáo pháp cao siêu của Ngài, ông Phan Thiết còn dán lên mình các nhãn hiệu rất hoa mỹ. Ông bảo ông viết sách bằng "trí tuệ mà Phật tổ đã chỉ dạy" và bằng "phương pháp luận khoa học" nhưng thực ra, ông quảng cáo như vậy chỉ cốt để đánh lừa người đọc:

Khi làm việc ấy [xuyên tạc đức Phật và đạo Phật] tôi vẫn sử dụng ‘võ khí’ mà Phật Tổ đã chỉ dạy là trí tuệ. Có điều trí tuệ [sic] của tôi đã được mài dũa trong khoa luận lý học với những phương pháp luận, phương pháp đối chiếu, biện chứng pháp, các phạm tru#133; để truy tầm những điều tôi nghi vấn. (I. 21, d. 15-9).

Hay khôn khéo trong ngụy biện hơn:

Tôi chiêm bái nhưng tỉnh trí để nhận định theo tinh thần khoa học những gì tôi suy nghĩ qua cái thấy, cái nghe, cái hiểu (II. 20, d. 29-30).

Sợ lời tuyên bố ba ngoa trên chưa đủ sức thuyết phục người đọc, ông Phan Thiết còn cho rằng phương pháp làm việc của ông cũng giống như một sinh viên viết luận án, lấy học vị. Không những thế, ông khẳng định mình hơn hẳn các sinh viên lấy học vị ở chỗ các sinh viên này chỉ là "học trò" trong khi ông cũng "vừa là thầy!"

Thú thật, bảy năm nghiên cứu và suy nghĩ về đạo Phật, tôi đã làm việc trong tinh thần khoa học [sic]: đọc kinh [sic] sách, tra cứu, tham khảo, đối chiếu những gì cần thiết của Phật học như một nghiên cứu sinh lấy học vị. Tôi thấy đã đủ nên viết thành tiểu luận này do mình vừa làm thầy vừa làm trò. (I. 204, d.1-5).

Ông tỏ vẽ ra như một người khiêm tốn để lấy lòng người đọc: "Bây giờ xin bạn đọc làm thầy phê phán những yếu kém của tôi." (I. 204, d. 15-6). Và khôn ngoan hơn, ông "hạ giọng" cho mình chỉ là học trò, để đắc nhân tâm:

Tôi luôn luôn ý thức trách nhiệm về những dòng chữ của mình nên hoan hỷ đón nhận sự chỉ giáo, phê bình, chỉ trích, đối thoại của bạn đọc. Tôi xem các vị như thầy, là ân nhân giúp tôi tiến bộ (II. 164, d. 12-5).

Thực sự, ông Phan Thiết có phải là người khiêm nhường như ông đã tự xưng không? Thiết nghĩ chỉ cần đọc câu tuyên bố ngông cuồng, tự đại của ông sau đây, quý độc giả sẽ thấy rõ bản chất của ông:

Nối mạng lưới Internet vào các thư viện của thế giới tôi đọc được vô vàn sách Phật [sic], biết nhiều chuyện mà chưa chắc các đại sư đời trước đã biết. Xem thế chưa chắc tam tạng nào hơn tam tạng nào [sic] (II. 13-4).

Như vậy, cũng đủ thấy được rằng lời trần tình có vẽ khiêm tốn, cầu học bên trên chỉ cốt để "che đậy" một thái độ ngông cuồng, cao ngạo, tự tôn vinh mình là số một, trong khi thực chất thì mình không có được. Lối ngụy biện trá hình và ngạo mạn này, trên thực tế, chỉ làm cho độc giả nghi ngờ về những điều ông tuyên bố và viết trong sách. Sự nghi ngờ của độc giả về nội dung sách cũng như lương tâm cầm bút của ông Phan Thiết không phải là không có cơ sở. Ông đại ngôn hơn khi cho rằng những dòng chữ ngụy biện, xuyên tạc, bóp méo đạo Phật của ông sẽ có thể giúp người đọc "phá chấp" và thoát khỏi "vô minh:"

Biết đâu nhờ cuốn ‘Hành Hương Đất Phật’ của tôi [Phan Thiết], quí vị được phá chấp, ra khỏi cái vô minh của lòng tin tưởng tự nhiên, thiếu tra vấn (II. 14, d. 18-9).

Ba ngoa hơn, khi ông Phan Thiết tự cho những kiến thức non kém và chữ nghĩa tục tĩu (I. 63-66; II. 92) của ông là những "công án" thứ thiệt: "nay họ nghe công án [sic] của tôi đào xới đến ngọn nguồn, tất họ bị xốc" (II. 153, d. 25-6).

Dần dần, chiếc mặt nạ trá hình của ông đã được phơi bày. Ông công khai thách thức bạn đọc về những trang sách ông viết xuyên tạc lịch sử và triết lý đạo Phật:

Ô kìa, sao các bạn cười tôi. Đừng chế nhạo tôi, cũng đừng nỗi giận với tôi. Hãy đưa ra lý đoán và bằng chứng đánh bại lập luận của tôi (II. 155, d.7-9).

Từ đây, ông bắt đầu tráo trở, lộng giả thành chân: "Bởi đó sách của tôi muốn đối thoại trong chân lý, lẽ phải" (I. 175, d. 24). Hay công khai hơn, "Chúng ta thẳng thắn tranh luận nhờ đó chân lý được sáng tỏ cho sự thật, lẽ công và tình thương được gieo vãi trong dân tộc đem hòa bình, an lạc cho Việt Nam mai sau" (I. 175, d.30-2).

Thật là nực cười khi ông Phan Thiết tự dựng lên nhiều chuyện bịa đặt, gán ghép cho đức Phật và đạo Phật rồi yêu cầu người Phật tử phải "trả lại" cho Phật những gì của Phật và trả lại đời những gì của đời:

Của Xê-da trả cho Xê-da, của Phật trả cho Phật (I. 17, d. 17).

Tình lý đôi ngả, cái gì của Phật trả cho Phật, của đời trả cho đời theo châm ngôn "của Caesar trả cho Caesar!" (II. 20, d. 26-8).

Tôi muốn cái gì của Phật trả cho Phật, cái gì của thần trả cho thần và cái gì của người trả cho người. Sòng phẳng, không nhập nhằng mê hoặc giáo chúng cho tham vọng của tăng lữ hay phe nhóm (I. 175, d. 19-22).

Có hai vấn đề cần đặt ra đây là: (i) ai đã "mê hoặc giáo chúng cho tham vọng của tăng lữ hay phe nhóm" và (ii) những thứ cần trả lại cho đức Phật là gì? Trả lời cho câu hỏi thứ hai một cách đơn giản mà vẫn đủ nghĩa là:

Đừng xuyên tạc đức Phật cóp-pi đạo Bà-la-môn (I. 47, 52, 55, 71, 100, 103, 114-6) và sáu phái triết học đương thời (I. 74, 106, 91-3, 126, 183-4), trong khi giáo pháp của Ngài không chỉ mang nội dung trái ngược mà còn phủ định các học thuyết này (D. I. 238, M. II. 164, M. I. 513, 519-20; A. I. 33). Đừng xuyên tạc đức Phật chủ trương "thuyết bất khả tri" (I. 98), trong khi Ngài từ chối không trả lời các câu hỏi vô ích cho tiến bộ đạo đức (M. I. 426-32; 483 ff; M. II. 228-38; S. III. 213-24; 257ff.; S. IV. 374-403). Đừng xuyên tạc đức Phật chủ trương chủ nghĩa đoạn diệt, hư vô (I. 75, 95), diệt ngã (I. 13-4, 46; II. 97) hay hủy bỏ cái tôi (I. 151-2), trong khi ngài tuyên bố không có một linh hồn thường hằng, bất biến (vô-nga,i>M. III. 241-4), mà thật chất chỉ là một tổ hợp của tâm-vật lý (naama-ruupa) vô thường, biến đổi (S. III. 47; A. I.286; Dhp. 277-9).

Đừng xuyên tạc đức Phật chủ trương "diệt bỏ tự do ý chí và ước muốn (diệt dục)" (I. 83), trong khi Ngài khuyên mọi người từ bỏ các "ước muốn" (dục) xấu ác (akusalacchanda // adhammacchanda), trái lại nên phát huy các ước muốn thiện (kusalacchanda) và đạo đức (dhammacchanda) [Dhp. 183]. Đừng xuyên tạc đức Phật cho rằng đời là bể khổ và khổ là do "dục" (chanda) (I. 72, 83, 112), trong khi Ngài khuyên mọi người nên nhìn thẳng vào mặt mủi của đau khổ, để truy ra tận gốc rễ của nó là tham ái, tham lam, sân hận, si mê (A. I. 223-4; A. III. 445, S. I. 39). Đừng xuyên tạc đức Phật dạy rằng dục = thập nhị nhân duyên (I. 72, 112), trong khi ngài dạy rằng "dục" (chanda) là ý chí, nguyện vọng, dự định, chủ đích (Abhidhaanappadiipikaa, 162, 766, 945; Dhp. 22, 39, 84, 314). Đừng xuyên tạc đức Phật dạy rằng niết-bàn = cắt dục (I. 112, II. 100), hay = hư vô rốt ráo, dập tắt tiêu tan (I. 187), hay = ảo vọng (II. 30), hay = phiền não (II. 100), trong khi Ngài khẳng định niết-bàn là trạng thái an lạc hoàn toàn (nibbaana parama"m sukha"m, Dhp. 203-4), hay hết sạch gốc rễ của khổ đau (anto dukkhassa, Udaana. 80). Đừng xuyên tạc đức Phật dạy rằng bát chánh đạo là con đường cắt dục (I. 112), trong khi Ngài dạy rằng bát chánh đạo là con đường trung đạo (majjhimaa pa.tipadaa), hướng đến an lạc, niết-bàn (S. V. 421; Vin. I. 9; D. II. 312).

Đừng xuyên tạc đức Phật cóp-pi thuyết 12 nhân duyên từ Udraka Ramaputra (I. 184), trong khi Udraka đã qua đời trước khi thuyết này được đức Phật phát minh, làm cho đạo Phật khác với các triết học tôn giáo Ấn Độ (S. II. 2, 77; M. I. 261ff). Đừng xuyên tạc đức Phật cóp-pi học thuyết nghiệp của đạo Bà-la-môn (I. 183), trong khi nghiệp trong Phật giáo là hành vi đạo đức có chủ ý (A. III. 415: cetanaa / cetayitvaa kamma"m), hoàn toàn khác và vượt xa khái niệm nghiệp trong kinh điển Veda chỉ có nghĩa là hành vi tế lễ một cách đẫm máu (yaj~na) (Luật Manusm.rti, III. 67-9) hay mang một phần tính chất định mệnh (niyayaaniyayaa saataa / pubbekatahetuvaada) trong Kỳ-na giáo (A. I. 173). Đừng xuyên tạc rằng giáo pháp của Ngài chối bỏ hiện sinh (I. 185), hay "diệt tình thương, lòng từ bi" (II. 119, d.17-8), trong khi đạo của Ngài là đạo giác ngộ, đạo từ bi và Ngài dạy mọi người nên tận dụng hiện sinh để nhận chân đau khổ và chấm dứt đau khổ (M. I. 140; S. IV. 436). Và đừng xuyên tạc rằng giáo lý diệt khổ, cứu nhân độ thế của đạo Phật du nhập tư tưởng "cứu chuộc" của Ky-tô giáo (II. 67-8; I. 145), trong khi Ky-tô giáo là tôn giáo sanh sau đẻ muộn, khoảng 600 năm so với đạo Phật v.v…

Lẽ ra, những cái cần "phải trả lại cho Phật" vừa nêu trên phải là việc cần làm trước tiên của ông Phan Thiết, cũng như các tác giả chống báng đạo Phật bằng thái độ và ngòi bút đầy kiến chấp, áp đặt, xuyên tạc và chụp mũ, chứ không phải người đệ tử Phật. Thái độ làm việc thiếu lương tâm của người cầm bút như vậy đã trở thành phương pháp luận thủ đoạn cũng như mục tiêu xuyên tạc, chống phá đạo Phật của ông Phan Thiết trong suốt 2 tập Ký Sự Hành Hương Đất Phật.

Như vậy, đọc đến đây có lẽ bạn đọc đã có thể trả lời chính xác câu hỏi thứ nhất nêu ở trên, về cái gọi là ai là những kẻ đã "mê hoặc giáo chúng [Ky-tô giáo] cho tham vọng của tăng lữ [những kẻ chăn chiên] hay phe nhóm [Ky-tô giáo]?" (I. 175, d. 19-22). Những kẻ dùng thủ đoạn để mê hoặc giáo chúng đó cho tham vọng của phe nhóm xuyên tạc, chống phá đạo Phật không ai khác hơn là chính ông Phan Thiết và tập đoàn bạn bè ông (chẳng hạn như anh X, anh H, anh T, anh N và những người chủ trương của Southern Stars Publisher) (II. 151, d.14-5).

Như bạn đọc đã thấy nội dung sách của ông Phan Thiết chỉ nhằm tô hồng một cách cuồng tín, mù quáng cho đạo Ky-tô, bôi đen lịch sử đức Phật và đạo Phật, tỏ ra xấc láo đối với các vị cao tăng Phật giáo, sách động chống phá đạo Phật, vậy mà ông lại lên giọng đạo đức, dạy đời:

Ta có quyền suy xét và tự do lựa chọn để đầu tư cuộc đời ta vào đấy, nhưng ta không có quyền và không được phép dùng thủ đoạn biến lòng tin thành bạo động để chinh phục cả xã hội, gây thiệt hại cho người khác không muốn lòng tin của ta (I. 17, d.26-30).

Thế mới biết kẻ thiếu lương tâm luôn bất chấp mọi thủ đoạn, nhất là thủ đoạn kêu gọi người khác không dùng thủ đoạn, trong khi mình thì khai thác sử dụng triệt để, để chứng tỏ ta đây là liêm sĩ, nhằm đạt được các mục đích đê hèn. Hơn thế nữa, ông Phan Thiết không biết hỗ thẹn, thay vì tự răn nhắc mình để sửa chữa những sai lầm, viết bừa và viết phịa trong sách, ông lại tráo trở tỏ ra ta đây là người biết tôn trọng sự thật: "viết bừa, viết phịa cuốn sách sẽ vô dụng" (II. 15, d. 6). Trên thực tế, quyển Ký Sự Hành Hương Đất Phật của ông Phan Thiết không chỉ là cuốn sách "vô dụng" vì "viết bừa, viết bậy" mà còn là cuốn sách "phản tác dụng" với mục đích, thủ đoạn xuyên tạc đức Phật và đạo Phật của tác giả.

***

Nói tóm lại, từ những sai lầm căn bản của ông Phan Thiết như tập phê bình này đã nêu ra, người viết phải thừa nhận rằng ông Phan Thiết rất có lý khi ông tự cho mình là một con "cóc" (II. 157, d.1), hay đầy đủ và chính xác hơn, một con cóc dưới đáy giếng, nghiên cứu bầu trời triết học bao la và thâm sâu của Phật giáo qua miệng giếng nhỏ bé, suốt 8 năm trời (II. 151), để cho ra đời các kiến thức vô cùng thiển cận và lệch lạc về Phật giáo trong quyển Ký Sự Hành Hương Đất Phật. Với một kiến thức "cóc đáy giếng" như vậy mà ông lại tự hào, kiêu ngạo, cho mình là một tam tạng hiện đại, hơn hẳn các vị tam tạng Phật giáo trong quá khứ (II. 13-4), khinh thường quần chúng Phật tử là "các đồng bào thấp bé trong đạo Phật" (II. 157, d.11) và toàn thể nhân dân Việt Nam là "các đồng bào thấp kém" (II. 163, d.5), thì quả thật là "hết nói nỗi." Thế mới biết, kẻ học ít thường hay có tánh kiêu căng, tự phụ, để lộ cái dốt nát của mình cho thiên hạ thấy.

Đó là toàn bộ sự hình thành và đổ vỡ của tòa lâu đài khổng lồ trên cát: chống phá Phật giáo bằng lối văn xuyên tạc và ngụy biện của ông Phan Thiết!

 

Bài Thơ "Có Không" Đút Kết Nội Dung
Xuyên Tạc Phật Giáo của Phan Thiết
trong Ký Sự Hành Hương Đất Phật (bìa sau)
 
Đứng cạnh đỉnh trời hỏi có không
Có không, không có mấy ai thông
Pháp ta suy nghĩ ngã ta có
Vạn pháp dầu không ta không không
 
 
 
Họa Thơ của Phan Thiết
(Thích Nhật Từ)
*
Bày đặt vẽ vời chuyện "có-không" (atthitaa, natthitaa)!
Bớt thêm, xuyên tạc bởi chưa thông
"Sắc không" đâu phải "không và có"
Vô ngã, duyên sinh ấy tánh "không" (su~n~nataa)
*
Tánh "không" đâu phải cái ngoan không (natthitaa)
Buông bỏ "có-không" tâm sẽ thông
Bản ngã, tự cao sanh tội lỗi
Ngăn che trí tuệ, bít chân không (su~n~nataa)

Lời giới thiệu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |

 


Cập nhật: 27-4-2000

Trở về thư mục "Điểm sách"

Đầu trang